Kết bài bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

0
139
Rate this post

Một số cách kết bài bài thơ Tây Tiến của Quãng Dũng

ket bai bai tho tay tien cua quang dung

Kết bài bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
 

Bạn đang xem: Kết bài bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

1. Kết bài 1

Như vậy, thông qua sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp lãng mạn và nhãn quan hiện thực, bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng đã tái hiện thành công bức tranh thiên nhiên và con người trong sự phong phú, đa chiều. Thiên nhiên núi rừng hiện lên với vẻ đẹp vừa hoang sơ, hùng vĩ, vừa thơ mộng, trữ tình, còn con người được phác họa qua những nét vẽ vừa hòa hoa, phong nhã, vừa bi tráng, kiêu hùng. Sự độc đáo trong cách khám phá hình tượng người lính đã làm nên những vần thơ đậm màu kiêu bạc, đồng thời tạo nên nét đẹp riêng cùng sức sống của bài thơ “Tây Tiến” trong muôn ngàn tác phẩm thơ viết về đề tài người lính, đề tài chiến tranh.
 

2. Kết bài 2

Bằng cảm hứng lãng mạn, bi hùng qua mạch cảm xúc chủ đạo là nỗi nhớ, bài thơ “Tây Tiến” đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật trữ tình đầy cảm xúc với nỗi nhớ khi đong đầy trong nỗi niềm da diết, khi luyến tiếc trong sự bâng khuâng. Đồng thời, thông qua dòng hồi tưởng đầy xúc động trong nỗi nhớ về binh đoàn Tây Tiến, bài thơ đã đã thể hiện tình yêu sâu sắc, mãnh liệt và sự gắn bó máu thịt của nhà thơ Quang Dũng đối với binh đoàn Tây Tiến cũng như mảnh đất, thiên nhiên và con người núi rừng Tây Bắc, giống như nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:

“Khi ta ở, chi là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!”

(Trích “Tiếng hát con tàu” – Chế Lan Viên)
 

3. Kết bài 3

Như vậy, tác phẩm “Tây Tiến” đã xây dựng thành công bức tượng đài về người lính với vẻ đẹp độc đáo của sự hào hoa, lãng mạn vừa kiêu hùng, bi tráng. Bởi vậy, dù tác giả Quang Dũng không hề né tránh những gian khổ, mất mát, hi sinh của cuộc chiến nhưng bài thơ vẫn đậm chất bi hùng bởi hào khí, tinh thần “coi cái chết nhẹ tựa lông hồng” của những con người quyết tâm hi sinh tuổi xuân, tuổi đời để “ra đi bảo tồn sông núi”. Chính điều này đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ, giống như nhà thơ Anh Ngọc từng nhận định về tác phẩm “Tây Tiến”: “Hay đến nỗi ta không khỏi ngạc nhiên mà nghĩ rằng: Tại sao trong những ngày đầu non nớt của nền thơ cách mạng và kháng chiến mà chúng ta lại có được một tác phẩm thơ tuyệt diệu đến thế, kinh điển đến thế và cũng hiện đại đến thế”.
 

4. Kết bài 4

Như vậy, thông qua cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng, chân dung người lính Tây Tiến đã được khắc họa thành công qua những vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn, bi hùng và trở thành bức tượng đài bất tử theo thời gian và trường tồn cùng lịch sử dân tộc trong những năm tháng kháng chiến gian khổ nhưng vẻ vang của đất nước. Đó cũng chính là vẻ đẹp tinh thần kiên cường, bất khuất của những người lính trong công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ dân tộc. Tác phẩm còn thể hiện tài năng của nhà thơ trong việc sử dụng ngôn từ, hình ảnh, tạo nên những vần thơ đậm chất hội họa và âm nhạc, đồng thời thể hiện “đời thơ hào hoa và bình dị” của tác giả Quang Dũng.
 

5. Kết bài 5

Bài thơ “Tây Tiến” đã kết tinh những giá trị nghệ thuật và nội dung đặc sắc của thơ Quang Dũng. Thông qua ngôn từ biểu cảm và gợi hình, vừa mang màu sắc cổ điển vừa thấm đẫm giá trị hiện thực cùng nghệ thuật phối thanh độc đáo kết hợp hình ảnh thơ mới lạ, độc đáo, bài thơ đã tái hiện thành công dòng suy tưởng và hồi ức ngập tràn nỗi nhớ, kỉ niệm của nhà thơ về hành trình chiến đấu gian khổ nhưng ngập tràn tinh thần lạc quan cách mạng của binh đoàn Tây Tiến giữa muôn vàn khó khăn của cuộc chiến. Dưới ngòi bút tài hoa và giàu chất lãng mạn của Quang Dũng, chúng ta có thể thấy được niềm kiêu hãnh, bất chấp mọi gian khổ, hi sinh “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” của những người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

————————HẾT————————-

Như vậy với những gợi ý viết Kết bài bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng trên đây, chắc hẳn các em học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc hoàn thành kết bài để tạo nên một bài văn hoàn chỉnh. Ngoài ra, trong tài liệu Những bài văn hay lớp 12 của chúng tôi còn rất nhiều mẫu đoạn văn, các em có thể đón đọc: Kết bài bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu; Kết bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm; Kết bài bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh; Kết bài bài thơ Đần ghita của Lorca;… 

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/ket-bai-bai-tho-tay-tien-cua-quang-dung/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp