Dàn ý bình giảng về đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều

0
125
Rate this post

I. Dàn ý bình giảng về đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”

2. Thân bài

Bạn đang xem: Dàn ý bình giảng về đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều

– Đoạn trích khắc họa sống động hình tượng nhân vật phản diện Mã Giám Sinh – một tên buôn người bịp bợm, xảo quyệt
+ Qua lời nói: Đối lập với danh xưng “viễn khách”, hắn ta lộ rõ sự gian dối khi ngay lập tức sơ hở rằng quê ở lâm thanh
+ Hình thức: Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao lộ rõ vẻ khoa trương kệch cỡm của một kẻ buôn người
+ Hành động, cử chỉ: Ngồi tót sỗ sàng cho thấy đây là một kẻ vô học, vô văn hóa. Hắn xem Kiều như một món hàng có thể cân đo đong đếm. Hắn “mua” nàng với giá chỉ ngoài bốn trăm.
=> Tố cáo thế lực buôn thịt bán người, thế lực đồng tiền và một xã hội mục ruỗng thối nát.

– Không chỉ khắc họa hình tượng Mã Giám Sinh, tác giả còn cho thấy nỗi tủi nhục và cam chịu của Thúy Kiều khi bị đưa ra mua bán:
+ Nàng vừa tức nỗi nhà vừa thương thay cho chính số phận nghiệt ngã của mình
+ Kiều tự xem mình là cánh hoa trước gió, dù còn “dạn gió, e sương” vẫn phải “vén tóc, bắt tay”
+ Nàng dự cảm thấy tương lai mù mịt sắp tới của chính mình
=> Tình cảm, sự thương xót của Nguyễn Du đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

3. Kết bài

Giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
 

II. Bài văn mẫu bình giảng về đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều (Chuẩn)

“Mã Giám Sinh mua Kiều” là một trong những trích đoạn đặc sắc trong kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Mặc dù không phải là nhân vật chính của bộ truyện nhưng hình tượng Mã Giám Sinh lại được tác giả khắc họa rất chân thực với tính cách đểu cáng, mưu mô, xảo quyệt mang đến sự thích thú cho người đọc. Từ đó, ta thấy được sự tài năng trong xây dựng nhân vật và chuyển tải nội dung của Nguyễn Du.

Mở đầu đoạn trích, Mã Giám Sinh hiện ra với bộ mặt ra vẻ thư sinh có học thức. Hắn đóng vai là một “viễn khách” đến để làm lễ “vấn danh” nhưng thực chất là đến để dạm hỏi, xem mặt Thúy Kiều. Nguyễn Du đã cố tình xây dựng nên những chi tiết khoa trương về nhân vật phản diện này để ngay sau đó, cho thấy được sự đối lập về bản chất và hình thức, bên trong và bên ngoài:

“Hỏi tên rằng: Mã Giám Sinh,
Hỏi quê rằng: huyện Lâm Thanh cũng gần”

Lời nói của hắn ngay lập tức đã tố cáo hắn là một tên bịp bợm, gian dối. Hắn vừa tự nhận mình là “viễn khách” từ phương xa đến vừa khẳng định mình quê ở huyện Lâm Thanh. Điều đó ngay lập tức đã lộ rõ bản chất của một tên đểu cáng…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu chi tiết Bình giảng về đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều tại đây.

————————HẾT————————-

Trong tuần học thứ 6, chương trình SGK Ngữ văn lớp 9, các em đã được học bài thơ Chị em Thúy Kiều. Để củng cố vốn kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết bài phân tích, cảm nhận về bài thơ này, bên cạnh bài Dàn ý phân tích tâm trạng Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn nổi bật khác như: Phân tích đoạn trích chị em Thúy Kiều, Cảm nhận về vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều trong Chị em Thúy Kiều, Soạn bài Chị em Thúy Kiều ngắn gọn, So sánh tài sắc của Thuý Vân và Thuý Kiều được thể hiện qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều;…

 

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-binh-giang-ve-doan-trich-ma-giam-sinh-mua-kieu/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp