Sức hấp dẫn và thuyết phục trong bản Tuyên ngôn độc lập

0
126
Rate this post

>> Những bài văn Phân tích Tuyên ngôn độc lập hay, đạt điểm 10

Đề bài: Sức hấp dẫn và thuyết phục trong bản Tuyên ngôn độc lập

suc hap dan va thuyet phuc trong ban tuyen ngon doc lap

Bạn đang xem: Sức hấp dẫn và thuyết phục trong bản Tuyên ngôn độc lập

Sức hấp dẫn và thuyết phục trong bản Tuyên ngôn độc lập
 

I. Dàn ý Sức hấp dẫn và thuyết phục trong bản Tuyên ngôn độc lập
 

1. Mở bài

Giới thiệu về bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

2. Thân bài

* “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận kiệt xuất của nền văn học Việt Nam:

– Hệ thống những lí lẽ, lập luận, chứng cứ  phong phú, giàu sức thuyết phục, lí lẽ đanh thép, lập luận sắc bén:
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích nguyên văn những lời tuyên bố của người Pháp và người Mĩ trong các bản tuyên ngôn của họ về khẳng định quyền tự do, bình đẳng của con người là quyền sống.
–> Dùng “gậy ông đập lưng ông” để khẳng định hành động xâm lược Việt Nam của Pháp và Mĩ đã đi ngược lại với công lí, đi ngược lại với tổ tiên của họ.

– Lời tố cáo đanh théo tội ác của Pháp, khẳng định sức mạnh và tinh thần tự chủ của dân tộc Việt Nam:
+  Tác giả đã tiếp nối và phát huy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, đặt cuộc cách mạng của dân tộc ngang hàng với những cuộc cách mạng lớn trên thế giới.
+ Sử dụng những lời tố cáo kèm theo chứng cứ là những sự thật lịch sử không thể chối cãi được để khẳng định các tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam:

  • Tước đoạt quyền tự do dân chủ, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, thi hành chính sách ngu dân, phong tỏa nền kinh tế, đặt ra hàng trăm thứ thuế
  • Trong năm năm Pháp đã hai lần bán nước ta cho Nhật

+ Nêu lên những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam như: truyền thống khoan hồng và nhân đạo, truyền thống anh hùng.
–> Khẳng định chủ quyền: Việt Nam không chỉ đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm mà còn đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ để lập nên một chế độ mới, khẳng định Việt Nam đủ tư cách để hưởng quyền độc lập.

– Lời tuyên bố độc lập hùng hồn, mạnh mẽ:
+ Bác thay mặt Chính phủ Lâm thời tuyên bố phủ nhận hoàn toàn vai trò của Pháp trên đất nước Việt Nam bằng cách thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết hiệp ước mà Pháp đơn phương kí.
+ Tranh thủ dư luận thế giới bằng cách nêu cao tinh thần độc lập, dân chủ mà thế giới đã công nhận qua hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn.
+ Lời tuyên bố và tuyên thệ, tuyên bố về nền độc lập và tư cách độc lập của dân tộc, thề hi sinh tất cả để bảo vệ nền tự do, độc lập ấy.

3. Kết bài

Khái quát về giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập

II. Bài văn mẫu Sức hấp dẫn và thuyết phục trong bản Tuyên ngôn độc lập

Bản “Tuyên ngôn độc lập” của Việt Nam do Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trước công chúng ngày 2/9/1945 được xem như bản tuyên ngôn độc lập thứ ba của lịch sử nước nhà, sau bài “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt và “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Bản tuyên ngôn mang giá trị cả về chính trị, lịch sử và văn học nghệ thuật, riêng về giá trị văn học, đây là một bài văn chính luận mẫu mực, hào hùng, đặc biệt có sức hấp dẫn và thuyết phục cao.

Có thể khẳng định “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận kiệt xuất của nền văn học Việt Nam, tuy nhiên văn bản này vẫn mang trong mình những đặc điểm đặc trưng của của thể loại văn chính luận đó chính là hệ thống những lí lẽ, lập luận, chứng cứ để không chỉ trình bày trước công chúng mà còn phải thuyết phục được người đọc, người nghe. Tác giả Hồ Chí Minh đã bằng chính những lí lẽ đanh thép, lập luận sắc bén, và chặt chẽ xuyên suốt các phần của văn bản, tạo nên một hệ thống lập luận chặt chẽ từ việc đưa ra cơ sở pháp lý đến cơ sở thực tiến và cuối cùng là lời tuyên bố.

Mở đầu bản tuyên ngôn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích nguyên văn những lời tuyên bố của người Pháp và người Mĩ trong các bản tuyên ngôn của họ về khẳng định quyền tự do, bình đẳng của con người là quyền sống. Để có được những lời khẳng định đó, bản thân người Pháp và Mĩ cũng đã phải trải qua các cuộc cách mạng xương máu và đó là những quyền lợi chính đáng, đã được cả thế giới công nhận. Chính người Pháp và người Mĩ lại đang là những đối tượng có âm mưu xâm lược, cướp đoạt quyền tự do, bình đẳng của dân tộc Việt Nam, mở đầu như vậy để thấy rằng họ đang đi ngược lại với chính tổ tiên của họ. Hơn nữa, cách mở đầu ấy còn khẳng định rõ hơn quyền tự do, bình đẳng là quyền lợi chính đáng, tất yếu và luôn là mục tiêu của các cuộc cách mạng. Như vậy, có thể thấy bằng việc mở đầu, tác giả đã tiếp nối và phát huy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, đặt cuộc cách mạng của dân tộc ngang hàng với những cuộc cách mạng lớn trên thế giới, đặt bản tuyên ngôn của dân tộc Việt Nam ngang hàng với những bản tuyên ngôn bất hủ trên thế giới và đặt tư thế của đất nước ta ngang hàng với các cường quốc. Cách mở đầu theo cách “gậy ông đập lưng ông” đã tạo cho văn bản sức hấp dẫn và thuyết phục ngay từ đầu.

Trong phần tố cáo, Hồ Chí Minh đã sử dụng những lời tố cáo kèm theo chứng cứ là những sự thật lịch sử không thể chối cãi được để khẳng định các tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam. Nếu Pháp nói có công khai hóa thì bản tuyên ngôn chỉ rõ Pháp không có công mà chỉ có tội: tước đoạt quyền tự do dân chủ, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, thi hành chính sách ngu dân, phong tỏa nền kinh tế, đặt ra hàng trăm thứ thuế… Nếu Pháp luận điệu có công bảo hộ thì bản tuyên ngôn chỉ rõ Pháp đã mở cửa nước ta để rước Nhật, trong năm năm Pháp đã hai lần bán nước ta cho Nhật. Hỗ trợ cho những lời tố cáo, tác giả còn nên những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam như: truyền thống khoan hồng và nhân đạo (cứu người Pháp ra khỏi trại giam Nhật), truyền thống anh hùng (không chỉ kiên cường chống Pháp mà còn bền bỉ kháng Nhật). Nói như vậy để thấy dân tộc Việt Nam không chỉ đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm mà còn đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ để lập nên một chế độ mới, khẳng định Việt Nam đủ tư cách để hưởng quyền độc lập. Cuối cùng, ở phần tuyên bố, người viết đã thay mặt Chính phủ Lâm thời tuyên bố phủ nhận hoàn toàn vai trò của Pháp trên đất nước Việt Nam bằng cách thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết hiệp ước mà Pháp đơn phương kí, các đặc quyền của Pháp trên Việt Nam. Bên cạnh đó tác giả còn tranh thủ dư luận thế giới bằng cách nêu cao tinh thần độc lập, dân chủ mà thế giới đã công nhận qua hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn để khẳng định thế giới không thể không công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. Sau cùng là lời tuyên bố và tuyên thệ, tuyên bố về nền độc lập và tư cách độc lập của dân tộc, thề hi sinh tất cả để bảo vệ nền tự do, độc lập ấy.

“Tuyên ngôn độc lập” là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn nghị luận Hồ Chí Minh, cách lập luận kết hợp giữa lí lẽ sắc sảo và chứng cứ xác đáng đã mang lại giá trị thuyết phục cao cho văn bản. Bên cạnh đó việc sử dụng ngôn từ mang màu sắc chính trị đã thể hiện rõ lập trường tư tưởng, tầm nhìn chiến lược, các từ ngữ giàu biểu cảm thể hiện lòng yêu nước thương dân sâu sắc, việc tác giả kết hợp giữa lí trí và tình cảm đã tạo nên sức hấp dẫn của văn bản chính luận này.

————————HẾT—————————

Bản tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là văn kiện lịch sử quan trọng, là lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam mà còn là áng văn chính luận giàu giá trị. Tìm hiểu về bản tuyên ngôn, bên cạnh bài Sức hấp dẫn và thuyết phục trong bản Tuyên ngôn độc lập trên đây, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu lớp 12 cùng chủ đề khác như: Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phân tích cơ sở thực tế bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản Tuyên ngôn độc lập, Giá trị lịch sử và nhân văn của Tuyên ngôn Độc lập để củng cố thêm những kiến thức về tác phẩm.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/suc-hap-dan-va-thuyet-phuc-trong-ban-tuyen-ngon-doc-lap/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp