Dàn ý Nghị luận về vấn đề bảo vệ môi trường
I. Dàn ý Nghị luận về vấn đề bảo vệ môi trường, mẫu 1 (Chuẩn)
1. Mở bài
Bạn đang xem: Dàn ý Nghị luận về vấn đề bảo vệ môi trường
Nêu vấn đề nghị luận: vấn đề bảo vệ môi trường trong cuộc sống của chúng ta.
2. Thân bài
a. Giải thích môi trường, bảo vệ môi trường:
+ “Môi trường sống” bao gồm tất cả những gì tồn tại xung quanh chúng ta (các tài nguyên tự nhiên và tài nguyên xã hội…)
+ “Bảo vệ môi trường” là những hành động được thực hiện nhằm tránh các tác động xấu đến môi trường. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển lành mạnh của môi trường trong tự nhiên.
b. Tại sao phải bảo vệ môi trường?
– Lợi ích: môi trường có vai trò rất lớn đối với sự sống của con người, bảo vệ và phục vụ cuộc sống con người:
+ Không khí, nước, ánh sáng,..đều phục vụ nhu cầu tồn tại và sinh hoạt của con người.
+ Nếu sống trong một môi trường tốt con người sẽ được hít thở bầu không khí trong lành, không bị ô nhiễm, bảo vệ tốt hệ hô hấp của con người.
+ Nguồn nước sạch được đảm bảo để sử dụng trong sinh hoạt giúp bảo vệ sức khoẻ con người, tránh các bệnh nguy hiểm dễ xuất hiện khi nước bị ô nhiễm,…
– Tác hại của môi trường bị ô nhiễm: Môi trường bị ô nhiễm là “con virus” gặm nhấm sức khỏe mỗi người, thậm chí nếu lâu dài có thể cướp đi cả mạng sống con người.
– Hiện trạng nguy hiểm: Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng:
+ Hàng ngàn tấn rác thải thải ra mỗi ngày, tuy nhiên việc xử lý rác thải vẫn còn chưa thực sự tốt.
+ Các nhà máy thải khói, nước thải một cách bừa bãi thiếu khoa học làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước.
+ Lạm dụng các chất hoá học như thuốc diệt cỏ, khử trùng đất, thuốc kích thích khiến đất đai bị phá huỷ, bạc màu, thiếu chất dinh dưỡng,…
– Bảo vệ môi trường không chỉ bảo vệ cho chúng ta hôm nay mà còn bảo vệ cho cuộc sống của những thế hệ mai sau.
c. Giải pháp bảo vệ môi trường
– Tuyên truyền các tổ dân phố, người dân trong các ngõ hẻm, làng quê nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
– Nhà nước đưa ra những quy định và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến môi trường.
– Tổ chức các cuộc thi, phát động các phong trào bảo vệ môi trường ở khu dân cư, các tổ dân phố.
– Ở các trường học, các học sinh cần tham gia các hoạt động chăm sóc vườn hoa, trồng cây xanh, thu gom rác,… tích cực.
– Phát hiện, phản ánh và phê phán những hành vi thiếu ý thức, phá hoại môi trường sống.
3. Kết bài
Khẳng định vấn đề- liên hệ bản thân.
II. Dàn ý Nghị luận về vấn đề bảo vệ môi trường, mẫu 2 (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề: Sự cần thiết của bảo vệ môi trường sống.
2. Thân bài
a. Giải thích
– “Môi trường” là tập hợp tất cả các yếu tố tồn tại xung quanh đời sống con người: đất, nước, ánh sáng, không khí,…
– “Bảo vệ”: những hành động tích cực nhằm ngăn chặn những tác động từ tự nhiên hoặc con người gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống.
-“Bảo vệ môi trường”: thông điệp kêu gọi mọi người nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với môi trường.
b. Vì sao phải bảo vệ môi trường?
– Môi trường quyết định đến sự tồn vong của nhân loại:
+ Môi trường khí quyển mang đến bầu không khí trong lành giúp con người hô hấp, duy trì sự sống.
+ Môi trường nước cung cấp lượng nước cần thiết để con người sinh hoạt hàng ngày, phục vụ lao động, sản xuất.
+ Cây cối, thực vật giúp con người điều hóa khí hậu, thanh lọc không khí, tránh hạn hán, hạn chế xói mòn đất, cung cấp lương thực sạch cho con người.
+ Các mở khoáng sản tự nhiên cung cấp lượng khoáng sản phục vụ sản xuất
– Môi trường là nhân tố quan trọng tác động đến sự sống và phát triển của con người. Môi trường càng được bảo vệ thì đời sống của tự nhiên và con người được đảm bảo.
– Môi trường và con người có mối quan hệ mật thiết với nhau. Song, những tác động tiêu cực của con người khiến cho môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, gây hậu quả nặng nề.
c. Hậu quả khôn lường khi môi trường bị tàn phá
– Biến đổi thời tiết, khí hậu, xuất hiện những hiện tượng thời tiết bất thường: lũ lụt, hạn hán,…
– Mất cân bằng hệ sinh thái, nhiều loài động, thực vật mất đi môi trường sống, phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
– Ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và chất lượng sống của con người.
d. Cần làm gì để bảo vệ môi trường?
– Quản lý chặt chẽ và có chế tài xử lý nghiêm minh với những hành vi vi phạm vấn đề môi trường.
– Không đổ rác thải một cách tùy tiện, để đúng nơi quy định.
– Hạn chế sử dụng bao bì ni lông, ống nhựa. Không chặt phá rừng bừa bãi, không săn bắt những động vật quý hiếm.
– Không lạm dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học.
– Không khai thác khoáng sản tự nhiên quá mức. Tham gia tuyên truyền và các phong trào làm sạch các con đường, ngõ phố tại địa phương và các công trình công cộng,…
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề- Liên hệ bản thân.
III. Dàn ý Nghị luận về vấn đề bảo vệ môi trường, mẫu 3 (Chuẩn)
1. Mở bài:
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Vấn đề bảo vệ môi trường
2. Thân bài:
a. Giải thích “môi trường” là gì?
– Là toàn bộ vật chất, yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người (đất, nước, không khí, sinh vật, cơ sở hạ tầng kỹ thuật)
b. Thực trạng môi trường hiện nay
– Môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nặng nề: ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí, ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người.
– Môi trường thay đổi dẫn đến sự nóng lên toàn cầu gây ra hiệu ứng nhà kính.
c. Vì sao cần phải bảo vệ môi trường
– Môi trường mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của con người.
– Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan.
– Môi trường ô nhiễm, con người bị ảnh hưởng về mọi mặt kinh tế, sức khỏe
d. Biện pháp bảo vệ môi trường
– Khai thác tài nguyên thiên nhiên đi đôi với bảo vệ
– Sử dụng tài nguyên hợp lý, cải tạo môi trường
– Giáo dục, tuyên truyền nhận thức về bảo vệ môi trường
3. Kết bài:
Khẳng định tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường, rút ra bài học nhận thức và hành động
IV. Dàn ý Nghị luận về vấn đề bảo vệ môi trường, mẫu 4 (Chuẩn)
1. Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2. Thân bài:
a. Định nghĩa môi trường và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường:
– Môi trường là toàn bộ những yếu tố tự nhiên và nhân tạo tồn tại xung quanh con người bao gồm đất, nước, không khí, cây cối, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật,…
– Có vai trò quan trọng và liên quan mật thiết đến sự sống của con người và các loại sinh vật, sự phát triển của xã hội thế nhưng trên thực tế môi trường đang phải gánh chịu sự tàn phá nặng nề và bị ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng.
=> Bảo vệ môi trường và xử lý ô nhiễm trở thành một đề toán khó khăn và mang tính sống còn đối với con người.
b. Thực trạng môi trường hiện nay và các hệ lụy:
* Ô nhiễm nguồn nước:
– Sự quá tải của các chất thải từ nhà máy, khu công nghiệp dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
– Con người phải đối diện với nguy cơ không có nước sạch để sinh hoạt trong tương lai gần.
* Ô nhiễm không khí:
– Các động cơ xăng dầu đã thải ra môi trường một lượng lớn khí CO2 và CO độc hại, lượng khí thải công nghiệp cực kỳ lớn từ các nhà máy liên tục thải vào vào tầng ôzôn.
– Tỉ lệ gia tăng các bệnh về đường hô hấp ngày càng lớn, đặc biệt là các bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính hay nguy hiểm hơn là ung thư phổi.
-Tầng ozon bị phá hủy.
– Hiệu ứng nhà kính, sự nóng lên toàn cầu, băng tan, nước biển dâng cao làm thu hẹp môi trường sống của chính con người cũng như các sinh vật khác.
* Ô nhiễm môi trường đất:
– Một lượng lớn các hóa chất phân bón thuốc trừ sâu từ hoạt động nông nghiệp ngấm vào đất, làm đất bị nhiễm độc nặng.
– Con người vứt rác bừa bãi, rác thải theo thời gian sẽ bị vùi sâu vào đất, cản trở sự sinh trưởng của cây trồng, làm mảnh đất trở nên bẩn và kém giá trị vì không thể khai thác.
c. Giải pháp bảo vệ môi trường:
– Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân, hạn chế tình trạng xả rác bừa bãi, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, không hút thuốc nơi công cộng.
– Trong nông nghiệp cần hướng tới việc sử dụng các biện pháp sinh học thay cho các biện pháp hóa học, sử dụng đúng liều lượng phân bón, thuốc trừ sâu, không nên lạm dụng, tránh dư thừa gây lãng phí và ô nhiễm nguồn đất, nước.
– Khuyến khích việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay cho phương tiện cá nhân.
– Ban hành những quy định, chính sách xử phạt nghiêm khắc đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trường.
– Có chính sách quy hoạch các khu công nghiệp, khu dân cư, đô thị một cách hợp lý.
– Tuyên truyền vận động, khuyến khích việc trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng tự nhiên, kết hợp với việc trồng nhiều cây xanh trong thành phố, tích cực phủ xanh đô thị.
– Hướng tới việc thay thế các nguồn năng lượng không tái tạo như dầu mỏ, khí đốt thành các nguồn năng lượng có thể tái chế như sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
– Sử dụng điện một cách hợp lý và tiết kiệm điện năng, ưu tiên sử dụng các loại vật liệu tái chế và các vật liệu dễ phân hủy không tạo rác thải độc, cũng như hạn chế sử dụng túi ni lông, cùng với đó là tiết kiệm giấy để bảo vệ nguồn tài nguyên cây xanh.
V. Dàn ý Nghị luận về vấn đề bảo vệ môi trường, mẫu 5 (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2. Thân bài
a. Khái niệm:
– Môi trường là một tập hợp các yếu tố tự nhiên như nắng, mưa, gió, ánh sáng, cây cối, sinh vật, sông, hồ, núi non, biển cả,… cùng với các yếu tố nhân tạo như các công trình nhà ở, trường trạm, các khu nhà máy xí nghiệp, hệ thống giao thông thủy lợi, hệ thống đèn điện,… nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người.
– Các yếu tố này tác động qua lại với nhau tạo thành một hợp thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến cuộc sống của con người.
b. Thực trạng:
– Con người đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ vì sự mất cân bằng của môi trường.
– Nhiệt độ của Trái Đất tăng một cách nhanh chóng dẫn tình trạng băng tan ở hai cực, khiến cho mực nước biển dâng cao, nhấn chìm các vùng đất cát ven biển, trong đó có cả Việt Nam.
– Sự nóng lên của Trái Đất còn gây ra các đợt hạn hán kéo dài, tình trạng thiếu nước sinh hoạt xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, nạn cháy rừng xảy ra liên miên.
– Ở Việt Nam, vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà nước cũng như giới truyền thông, khi chúng ta lần lượt là quốc gia xếp thứ 4 thế giới trong việc gây ô nhiễm môi trường biển, thủ đô Hà nội thuộc top các thành phố ô nhiễm không khí nhất trên thế giới, việc ô nhiễm nguồn nước sạch, nước ngầm ở nước ta cũng đang ở trong tình trạng báo động.
c. Hậu quả:
– Gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người: Gây ra các căn bệnh quái ác như ung thư, viêm da, viêm mắt, tiêu chảy, các đợt dịch bệnh khó kiểm soát,…
– Không chỉ vậy ô nhiễm không khí còn là nguyên nhân gián tiếp gây ra ô nhiễm nguồn nước, các khí thải như các-bon đi-ô-xít, lưu huỳnh đi-ô-xít sẽ kết hợp với hơi nước tạo thành các cơn mưa a-xít nguy hại, vừa làm bẩn nguồn nước, vừa gây hại đến sức khỏe của con người, đồng thời phá hủy cả các công trình xây dựng.
– Gây nên các hệ lụy như cháy rừng, gây mất cân bằng sinh thái, hủy hoại môi trường sống của nhiều loài sinh vật hoang dã, khiến chúng đứng gần với bờ vực của sự tuyệt chủng.
– Lượng khói thải ra từ các nhà máy, xí nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân chính hủy hoại tầng ozon, khiến các tia cực tím chiếu xuống trái đất làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người.
c. Nguyên nhân:
– Tự nhiên: Do các thảm họa núi lửa, sóng thần, động đất,…
– Do con người:
+ Các nhà máy, xí nghiệp mọc lên như nấm sau mưa đã thải vào khí quyển một lượng lớn các khí độc hại và bụi bặm.
+ Dân số tăng vọt một cách nhanh chóng, đồng nghĩa với số lượng rác thải sinh hoạt tăng một cách đáng kể, mà ý thức của con người về việc bảo vệ môi trường còn kém.
+ Hoạt động sản xuất nông nghiệp việc quá lạm dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu hóa học làm ô nhiễm nguồn đất, nước và cả không khí.
d. Khắc phục:
– Tích cực trồng cây gây rừng, có ý thức trong việc vứt rác đúng nơi quy định.
– Trong hoạt động công nghiệp hóa, cần sự vào cuộc của nhà nước trong việc quản lý chặt chẽ quy trình xử lý chất thải đạt chuẩn, trước khi xả ra ao hồ, sông suối.
– Chuyển qua sử dụng nhiên liệu xanh, hạn chế dùng phương tiện cá nhân, thay vào đó là rèn luyện thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
– Tích cực dọn dẹp vệ sinh nơi cư trú, giữ môi trường sống được trong lành, sạch đẹp.
– Tích cực tuyên truyền với mọi người, mọi nhà về tác hại của ô nhiễm môi trường, vận động mọi người tham gia tích và có ý thức bảo vệ môi trường sống.
– Sử dụng tiết kiệm điện năng, tắt đèn khi không cần thiết, nên chuyển qua dùng các loại năng lượng thân thiện với môi trường, có thể tái tạo được như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, …
3. Kết bài
Nêu kết luận.
VI. Bài văn mẫu Nghị luận về vấn đề bảo vệ môi trường (Chuẩn)
Hiện nay, vấn đề môi trường đang là một trong những vấn đề đáng quan tâm và được đề cập đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông cũng như trong đời sống xã hội. Việc bảo vệ môi trường trước sự tác động của tự nhiên và con người là cần thiết và cần có những giải pháp hiệu quả hơn trong thực tế để có một không gian sống lành mạnh, tích cực.
Môi trường sống bao gồm tất cả những gì tồn tại xung quanh chúng ta. Đó là đất, nước, không khí, ánh sáng, các tài nguyên tự nhiên và tài nguyên xã hội…Bảo vệ môi trường là những hành động được thực hiện nhằm tránh các tác động xấu của tự nhiên và con người đến môi trường. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển lành mạnh của môi trường trong tự nhiên…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết bài mẫu Nghị luận về vấn đề bảo vệ môi trường tại đây.
——————HẾT——————-
Ô nhiễm môi trường là bài toán khó đối với toàn nhân loại, trong khi đó bảo vệ môi trường khỏi những tác nhân ô nhiễm lại chính là cách thức duy nhất để giúp chúng ta giải bài toán này. Vì vậy chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác bảo vệ môi trường, điều đó cần nhiều sự quyết tâm và đồng lòng của toàn nhân loại trên thế giới. Ngoài vấn đề bảo vệ môi trường các em có thể tham khảo thêm một số đề tài khác như Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường, Nghị luận xã hội về môi trường biển qua hiện tượng cá chết hàng loạt, Nghị luận xã hội Môi trường và cuộc sống con người, Nghị luận về vấn đề nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp