Phân tích 2 câu kết bài Tự tình 2

0
122
Rate this post

Đề bài: Phân tích 2 câu kết bài Tự tình 2

phan tich 2 cau ket bai tu tinh 2

Phân tích 2 câu kết bài Tự tình 2

Bạn đang xem: Phân tích 2 câu kết bài Tự tình 2

I. Dàn ý Phân tích 2 câu kết bài Tự tình 2 (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ Tự tình và khái quát nội dung chính 2 câu thơ kết của bài

2. Thân bài

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại”

– “Ngán” là tâm trạng chán nản, ngao ngán trước cuộc đời ngang trái.
– “Xuân” ở đây không chỉ là mùa xuân của đất trời mà còn là tuổi xuân của người con gái. Từ “lại” chỉ sự tuần hoàn, lặp đi lặp lại.
→ Câu thơ nhấn mạnh đến sự chán chường, đau khổ của người phụ nữ khi nhìn thời gian chảy trôi vô tình mà tuổi xuân của con người một khi mất đi thì chẳng thể lấy lại.

“Mảnh tình san sẻ tí con con”

– “Mảnh tình” gợi sự nhỏ bé của tình cảm, sự mong manh của duyên phận. Mảnh tình vốn đã nhỏ bé, không trọn vẹn lại phải san sẻ cho người khác nên càng trở nên nhỏ bé, chẳng còn là bao “tí con con”.
– Nghệ thuật tăng tiến cùng số từ chỉ sự ít ỏi “mảnh”, “tí” làm cho hoàn cảnh của người phụ nữ càng trở nên đáng thương, tội nghiệp.
=> Hai câu thơ cuối không chỉ thể hiện tình cảnh trớ trêu mà còn thể hiện khát vọng sâu kín của những người phụ nữ trong xã hội xưa: họ khát khao một tình yêu nhỏ bé, một hạnh phúc bình dị.

3. Kết bài

Cảm nhận chung

II. Bài văn mẫu Phân tích 2 câu kết bài Tự tình 2 (Chuẩn)

Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ vốn không được coi trọng, họ có thân phận nhỏ bé và thường phải chịu rất nhiều những bất công. Đã có rất nhiều nhà thơ, nhà văn viết về thân phận lẽ mọn của người phụ nữ, một trong những gương mặt nổi bật nhất có thể kế đến là “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ viết thân phận những người phụ nữ. Bà không chỉ ca ngợi vẻ đáng trân trọng, đồng cảm với số phận hẩm hiu, trớ trêu mà còn trân trọng những khát khao thầm kín bên trong tâm hồn họ. Điều này được thể hiện rõ trong chùm thơ Tự tình, đặc biệt là 2 câu thơ cuối trong bài thơ.

Nếu như những câu thơ đầu nhà thơ Hồ Xuân Hương tái hiện tâm trạng cô đơn, bẽ bàng của người phụ nữ trong đêm khuya vắng lặng, thì ở hai câu thơ cuối, nhà thơ lại tập trung khắc họa nỗi chán ngán, bi thương của họ khi nhìn về duyên trắc trở, số phận trêu ngươi của mình:

“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”

“Ngán” là tâm trạng chán nản, ngao ngán trước cuộc đời ngang trái. “Xuân” ở đây không chỉ là mùa xuân của đất trời mà còn là tuổi xuân của người con gái. Từ “lại” chỉ sự tuần hoàn, lặp đi lặp lại. Câu thơ nhấn mạnh đến sự chán chường, đau khổ của người phụ nữ khi nhìn thời gian chảy trôi vô tình mà tuổi xuân của con người một khi mất đi thì chẳng thể lấy lại.

“Mảnh tình san sẻ tí con con”

Câu thơ cuối tô đậm bi kịch tình duyên của người phụ nữ. Khi tuổi xuân dần qua đi thì tình duyên vẫn dang dở, khát khao hạnh phúc nhỏ bé nhưng lại chẳng thể nào trở thành hiện thực. “Mảnh tình” gợi sự nhỏ bé của tình cảm, sự mong manh của duyên phận. Mảnh tình vốn đã nhỏ bé, không trọn vẹn lại phải san sẻ cho người khác nên càng trở nên nhỏ bé, chẳng còn là bao “tí con con”. Trong xã hội xưa, đàn ông tam thê tứ thiếp, người phụ nữ vốn không được coi trọng lại phải chịu cảnh “chung chồng” nên rất khó có được hạnh phúc trọn vẹn.

Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tăng tiến cùng số từ chỉ sự ít ỏi “mảnh”, “tí” làm cho hoàn cảnh của người phụ nữ càng trở nên đáng thương, tội nghiệp hơn. Hai câu thơ cuối không chỉ thể hiện tình cảnh trớ trêu mà còn thể hiện khát vọng sâu kín của những người phụ nữ trong xã hội xưa: họ khát khao một tình yêu nhỏ bé, một hạnh phúc bình dị. Thế nhưng, sự nghiệt ngã của số phận và sự bất công của xã hội đã làm cho những khát khao nhỏ bé ấy chẳng thể nào trở thành sự thật.

Hai câu thơ kết của bài thơ Tự tình đã mang đến những cảm nhận thật xót xa, cay đắng về thân phận nhỏ bé, đau khổ của người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ là những người có vẻ đẹp nhân cách, có khát khao hạnh phúc bình dị nhưng lại là nạn nhân của số phận, hoàn cảnh nên tình duyên mãi hẩm hiu, dang dở. Hai câu thơ còn là lời lên án mạnh mẽ xã hội phong kiến bất công đã kìm kẹp, tước đoạt đi hạnh phúc chính đáng của con người.

——————HẾT——————-

Tự tình II là bài thơ viết về tình duyên dang dở và khát khao hạnh phúc bình dị của người phụ nữ trong xã hội xưa. Để hiểu được số phận hẩm hiu cùng những khát khao thầm kín trong tâm hồn người phụ nữ ấy, bên cạnh bài Phân tích 2 câu kết bài Tự tình 2, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương, Phân tích bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương, Suy nghĩ về ước mơ và hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam qua bài Tự tình 2, Bình giảng bài thơ Tự Tình 2: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn… Mảnh tình san sẻ tí con con.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-2-cau-ket-bai-tu-tinh-2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp