Đề bài: Cảm nhận 4 câu đầu bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
Cảm nhận 4 câu đầu bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
Bạn đang xem: Cảm nhận 4 câu đầu bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
I. Dàn ý Cảm nhận 4 câu đầu bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu về bài thơ Câu cá mùa thu và 4 câu thơ đầu:
+ Câu cá mùa thu (Thu ẩm) được đánh giá là bài thơ “điển hình hơn cả cho thơ ca mùa thu của làng cảnh Việt Nam”
+ Bức tranh mùa thu được thể hiện rõ nét qua bốn câu thơ đầu của bài thơ
2. Thân bài
a. Hai câu đề
– Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã mở ra không gian cao rộng với những cảnh sắc đặc trưng của vùng chiêm trũng Bắc Bộ:
+ “ao thu”: ao nước mùa thu
+ Tính từ “lạnh lẽo” đã đặc tả cái lạnh giá của ao nước mùa thu
+ “trong veo” lại tạo ấn tượng về độ trong của dòng nước.
→ Gợi ra không khí se lạnh, không gian tĩnh lặng điển hình của mùa thu Bắc Bộ.
+ Số từ “một chiếc” được kết hợp với từ láy “tẻo tẹo” mang đến ấn tượng nhỏ bé đến tột cùng → Không gian rộng lớn, tĩnh lặng.
– Cảnh thu được người thi nhân cảm nhận từ nhiều góc nhìn khác nhau, từ xa đến gần, từ thấp đến cao làm cho bức tranh mùa thu trở nên ấn tượng, sống động.
b. Hai câu thực:
– “Hơi gợn tí”, “khẽ đưa vèo” là những chuyển động rất khẽ, rất nhẹ của sóng, của lá mà nếu không đủ nhạy cảm, tinh tế thì sẽ không thể phát hiện ra.
– Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã rất tinh tế khi đã cảm nhận được những biến chuyển tinh vi của tạo vật, đó là làn sóng khẽ gợn trên mặt nước, là sự lay động khẽ khàng của những chiếc lá.
– Nghệ thuật:
+ Hình ảnh tự nhiên, gần gũi kết hợp với nghệ thuật đối rất chỉnh đã tạo ra một sự liên kết chặt chẽ mà hài hòa giữa những sự vật.
+ Sự kết hợp giữa các tính từ, trạng từ “biếc”, “vàng”, “tí”, “khẽ”, “vèo” làm cho những sự vật trở nên sống động, gợi cảm hơn với những chuyển động nhẹ nhàng, tinh tế.
3. Kết bài
Nêu cảm nhận chung
II. Bài văn mẫu Cảm nhận 4 câu đầu bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (Chuẩn)
Nguyễn Khuyến được mệnh danh là “Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”, qua ngòi bút tài hoa và tấm lòng yêu thương, gắn bó của ông, hình ảnh làng quê Bắc Bộ yên bình mà thơ mộng hiện lên sống động trong từng trang văn. Nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông có thể kể đến chùm 3 bài thơ thu: Thu điếu, thu ẩm, thu vịnh. Trong đó, bài thơ Câu cá mùa thu (Thu ẩm) được đánh giá là bài thơ “điển hình hơn cả cho thơ ca mùa thu của làng cảnh Việt Nam”, bức tranh mùa thu được thể hiện rõ nét qua bốn câu thơ đầu của bài.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã mở ra không gian cao rộng với những cảnh sắc đặc trưng của vùng chiêm trũng Bắc Bộ:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Cảnh thu được người thi nhân cảm nhận từ nhiều góc nhìn khác nhau, từ xa đến gần, từ thấp đến cao làm cho bức tranh mùa thu trở nên ấn tượng, sống động. Giữa không gian rộng lớn mang theo hơi lạnh của “ao thu”, sự xuất hiện của chiếc thuyền câu “bé tẻo teo” như một nét điểm xuyết cho bức tranh thơ. Tính từ “lạnh lẽo” đã đặc tả cái lạnh giá của ao nước mùa thu, “trong veo” lại tạo ấn tượng về độ trong của dòng nước. Câu thơ “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo” đã gợi ra không khí se lạnh, không gian tĩnh lặng điển hình của mùa thu Bắc Bộ.
Giữa nền thiên nhiên trong trẻo nhưng tĩnh lặng, sự xuất hiện của một chiếc thuyền câu nhỏ bé càng làm nổi bật sự thanh tĩnh của không gian. Số từ “một chiếc” được kết hợp với từ láy “tẻo tẹo” mang đến ấn tượng nhỏ bé đến tột cùng.
Như vậy, chỉ với vài nét vẽ, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã mở ra bức tranh mùa thu Bắc Bộ với những cảnh sắc thật riêng biệt, vừa có cái mộc mạc, gần gũi vừa có cái mới mẻ, độc đáo. Nổi bật hơn cả trong hai câu đề là đặc trưng về tiết trời và không khí mùa thu, đó là cái se lạnh của thời tiết và sự tĩnh lặng của không gian.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Đến hai câu thơ thực, nhà thơ tập trung khắc họa những đường nét gợi cảm, sinh động của mùa thu qua những làn sóng biếc và những chiếc lá vàng. “Hơi gợn tí”, “khẽ đưa vèo” là những chuyển động rất khẽ, rất nhẹ của sóng, của lá mà nếu không đủ nhạy cảm, tinh tế thì sẽ không thể phát hiện ra. Có thể thấy nhà thơ Nguyễn Khuyến đã rất tinh tế khi đã cảm nhận được những biến chuyển tinh vi của tạo vật, đó là làn sóng khẽ gợn trên mặt nước, là sự lay động khẽ khàng của những chiếc lá.
Với những hình ảnh tự nhiên, gần gũi kết hợp với nghệ thuật đối rất chỉnh, Nguyễn Khuyến đã tạo ra một sự liên kết chặt chẽ mà hài hòa giữa những sự vật: gió thổi theo sóng khẽ gợn, làm chiếc lá nhẹ nhàng Mặt khác, các tính từ, trạng từ “biếc”, “vàng”, “tí”, “khẽ”, “vèo” được nhà thơ sử dụng rất hiệu quả trong hai câu thực, sự kết hợp giữa chúng không chỉ làm cho bức tranh thu trở nên rõ nét về màu sắc và âm thanh mà còn làm cho những sự vật trở nên sống động, gợi cảm hơn với những chuyển động nhẹ nhàng, tinh tế.
Chỉ với những nét vẽ đơn giản, bốn câu thơ đầu tiên đã mở ra bức tranh mùa thu đẹp nhưng tĩnh lặng. Bức tranh không chỉ đơn thuần tả cảnh mà còn trở nên sống động, đặc biệt bởi nó chứa đựng cái “tình” của người thi nhân. Đó là sự gắn bó thiết tha, là tình yêu bình dị mà sâu sắc của nhà thơ với thiên nhiên, làng quê của mình. Đọc Câu cá mùa thu, đặc biệt là bốn câu thơ đầu, ta như trở được đắm mình trong không gian quen thuộc mà độc đáo của mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ.
——————-HẾT———–
Câu cá mùa thu là một trong ba bài thơ thu nổi tiếng nhất của nhà thơ Nguyễn Khuyến, khám phá bức tranh mùa thu tươi đẹp và những tâm sự thầm kín của nhà thơ, bên cạnh Cảm nhận 4 câu đầu bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích bức tranh mùa thu qua bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, Hình ảnh con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu, Cảm nhận của em về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu, (Thu Điếu) của Nguyễn Khuyến.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp