Nghị luận câu: Học, học nữa, học mãi của Lê-nin

0
162
Rate this post

Đề bài: Nghị luận câu: Học, học nữa, học mãi của Lê-nin

nghi luan cau hoc hoc nua hoc mai cua le nin

Nghị luận câu: Học, học nữa, học mãi của Lê-nin
 

Bạn đang xem: Nghị luận câu: Học, học nữa, học mãi của Lê-nin

I. Dàn ý Nghị luận câu: Học, học nữa, học mãi của Lê-nin (Chuẩn)
 

1. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, dẫn dắt vào câu nói của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi”
 

2. Thân bài

– Giải thích vấn đề cần nghị luận:
+ “Học” là gì?
+ “Học nữa”, “học mãi” là như thế nào?
=> Ý nghĩa câu nói: khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc học

– Tại sao phải “Học, học nữa, học mãi”? (Ý nghĩa của việc học tập):
+ Học tập giúp ta có tri thức, hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm áp dụng vào cuộc sống
+ Học tập giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội, hòa nhập với cộng đồng
+ Học tập là một quá trình giúp ta thích ứng với sự thay đổi, vận động không ngừng của xã hội
+ Không ngừng học tập giúp ta luôn trau dồi tri thức, không bị tụt hậu
+ Tri thức là không giới hạn, càng học càng thu được nhiều tri thức

– Sẽ ra sao nếu chúng ta không “Học, học nữa, học mãi”?
+ Nếu không học sẽ không có hiểu biết, không có tri thức, không thể hòa nhập với xã hội.
+ Không học tập sẽ không nắm bắt được xu hướng phát triển của xã hội, sẽ bị tụt hậu
+ Chúng ta sẽ không thể tồn tại và phát triển trong xã hội nếu không học và không ngừng học tập.

– Làm thế nào để “Học, học nữa, học mãi”?
+ Không ngừng học hỏi, tìm tòi, khám phá tri thức xung quanh, học ở trường lớp, học bạn bè, thầy cô.
+ Học bất cứ trong hoàn cảnh nào: trong cuộc sống, trong công việc, trong sách vở
+ Tuy nhiên phải học những cái hay, cái tốt, tránh xa những lối học sai lầm
 

3. Kết bài

Quan điểm của bản thân và rút ra bài học nhận thức
 

II. Bài văn mẫu Nghị luận câu: Học, học nữa, học mãi của Lê-nin (Chuẩn)

Học tập là quá trình con người tìm hiểu, tiếp thu thêm những kiến thức, hiểu biết về thế giới, học trở thành một quá trình tất yếu trong cuộc đời của mỗi con người, nói về học tập chúng ta thường nghĩ đến những tri thức mênh mông, bao la vô tận và sự nhỏ bé của con người trước kho tàng tri thức của nhân loại. Làm thế nào để có thể tiến gần hơn, khám phá nhiều hơn kho tàng tri thức đó, nhà bác học Lê-nin đã từng nói “Học, học nữa, học mãi”, đó là cách duy nhất và cũng là nhanh nhất để ta có được tri thức.

Không cần thiết phải có một khái niệm quá trừu tượng và phức tạp về việc học, nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu việc “học” là sự lĩnh hội, tiếp thu kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của con người, bằng cách học tập , con người đã chiếm lĩnh lấy kiến thức về mọi mặt của đời sống. “Học nữa” được hiểu như một lời thúc giục cần phải học nhiều hơn, sâu rộng hơn nữa, còn “học mãi” là lời nhắn nhủ rằng chúng ta phải học tập suốt đời, đừng bao giờ ngơi nghỉ việc học.

Câu nói của Lê-nin đã nhắc nhở toàn nhân loại, tất cả mọi người phải học và phải học ngay hôm nay, học nhiều hơn, học mãi đến hết đời, bởi học không bao giờ là thừa. Có thể nói ngay từ khi sinh ra chúng ta đã phải học, học để tồn tại và thích nghi với cuộc sống, ví dụ như học ăn, học nói, học đọc, học viết, rồi lớn hơn ta học các tri thức về cuộc sống, khám phá thế giới, học cách làm người. Chính việc học giúp ta có thể tồn tại và phát triển trong xã hội loài người, dù cho xã hội ấy có biến động đổi thay cũng nhờ có việc học mà ta sẽ không bị lỡ nhịp. Tri thức là vô tận, chúng ta học càng nhiều thì tri thức thu được càng nhiều và ngược lại, việc không ngừng học tập giúp ta không ngừng tiến bộ và phát triển, giống như việc chúng ta lần lượt học hết các cấp Tiểu học, Trung học rồi Đại học, Cao học. Càng học lên cao ta càng có được nhiều tri thức trong tay, những tri thức đó là vốn liếng quý giá để ta sử dụng vào cuộc sống. Con người ta có trưởng thành, thành đạt và trở nên có ích với gia đình, xã hội cũng chính nhờ việc học tập, phải không ngừng học tập, tiếp thu tiến bộ và nâng cao vốn hiểu biết của mình mới giúp bản thân vững vàng trước mọi đổi thay, biến hóa của xã hội.

Nếu không có học tập có lẽ xã hội sẽ mãi mãi là xã hội Nguyên thủy, không có tri thức sẽ không có sự tồn tại và phát triển như xã hội chúng ta ngày nay, không học tri thức sẽ không tự tìm đến, không có tri thức vô hình chung trở thành kẻ mù văn hóa, bị tụt hậu và xã hội bỏ lại phía sau. Có những người ham học, họ học bất cứ đâu, bất cứ điều gì và bất cứ ở độ tuổi nào, nhưng cũng có những người luôn tự đắc với trình độ học vấn nhất định của mình, vậy làm thế nào để “học nữa, học mãi”? Thứ nhất chúng ta phải không ngừng học hỏi, tìm hiểu và lĩnh hội tri thức có thể là từ thầy cô, bạn bè hay đồng nghiệp, thứ hai là phải mở rộng môi trường học tập, không chỉ học trên trường lớp qua sách vở mà còn học ngoài xã hội, trong gia đình, trong cuộc sống. Điều quan trọng thứ ba là ta phải học có chọn lọc, không thể cái gì cũng học mà chỉ học cái hay, cái tốt, cái đẹp, không học theo hướng tiêu cực, chống đối.

Qua câu nói của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi”, em nhận ra bản thân mình nói riêng và thế hệ học sinh ngày nay chưa thực sự xem trọng việc học, chúng em ham chơi hơn ham học và học một cách thụ động. Qua câu nói của Lê-nin, em rút ra được một bài học sâu sắc: Cần phải ý thức rõ tầm quan trọng của việc học và không ngừng học tập, phấn đấu để không chỉ trau dồi bản thân mà còn để giúp ích cho cuộc đời, cho mọi người và cho xã hội.

———————–HẾT————————-

Học là quá trình tích lũy kiến thức lâu dài của con người nhằm bổ sung những hiểu biết về thế giới, tìm hiểu về vai trò và ý nghĩa của việc học, bên cạnh bài Nghị luận câu: Học, học nữa, học mãi của Lê-nin, các em có thể tìm đọc thêm một số Bài văn hay lớp 9 khác như: Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình, Nghị luận xã hội Học để làm gì?, Nghị luận về Nỗ lực học tập là trách nhiệm của thanh niên, Nghị luận về Học tập tốt, lao động tốt

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/nghi-luan-cau-hoc-hoc-nua-hoc-mai-cua-le-nin/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp