Đề bài: Dàn ý cảm nhận bài thơ Thương vợ
Dàn ý cảm nhận bài thơ Thương vợ
Bạn đang xem: Dàn ý cảm nhận bài thơ Thương vợ
I. Dàn ý Dàn ý cảm nhận bài thơ Thương vợ, mẫu 1 (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu về bài thơ Thương vợ của Tú Xương
2. Thân bài
a. Hai cầu đề
– “Quanh năm” gợi ra khoảng thời gian dài đằng đẵng, quanh năm suốt tháng không có lấy một ngày ngơi nghỉ.
– “Mom sông” phần đất bồi ven sông chông chênh, đầy hiểm nguy thường trực
– “Nuôi đủ năm con với một chồng”: cách nói tếu táo nhưng lại ẩn chứa sự xót xa à Nỗi vất vả của bà Tú khi phải gánh trên vai trách nhiệm với chồng, với con.
b. Hai câu thực
– Đảo vị ngữ “lặn lội”, “eo sèo” lên đầu câu để diễn tả nỗi cực nhọc, sự đơn độc của bà Tú trong công việc mưu sinh.
– “Lặn lội thân cò” gợi ra sự vất vả, lam lũ, đáng thương của bà Tú
– “Quãng vắng”: không gian vắng vẻ, luôn thường trực những hiểm nguy
– “Eo sèo”: gợi ra khung cảnh xô bồ, chen lấn, xô đẩy của người mua, kẻ bán.
=> Cực tả nỗi vất vả, cực nhọc của bà Tú, qua đó còn thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm của ông Tú dành cho vợ.
c. Hai câu luận
– “Một duyên hai nợ” gợi ra nỗi vất vả, sự éo le trong số phận của bà Tú.
– ” Âu đành phận”: Chấp nhận số phận mà không một lời oán thán
– “Năm nắng mười mưa”: Những vất vả, dãi dầu của cuộc sống mưu sinh
– “Dám quản công”: Thái độ sẵn sàng gánh vác, bươn chải với cuộc đời vì chồng, vì con của bà Tú.
=> Nổi bật vẻ đẹp đáng trân trọng của bà Tú: Chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh.
d. Hai câu kết
– “Thói đời” ở đây có thể hiểu là xã hội phong kiến nhiều bất công đã đẩy con người vào cảnh bần cùng.
– “Hờ hững”: hời hợt, không thể trông cậy, dựa dẫm
– Tú Xương chửi thói đời bạc bẽo, chửi sự vô tích sự của bản thân đã tạo ra nỗi cơ cực cho cuộc đời bà Tú.
=> Câu thơ thể hiện rõ nét sự xót xa, bất lực của Tế Xương.
=> Thể hiện nhân cách cao đẹp của Tú Xương.
3. Kết bài
Cảm nhận chung về giá trị bài thơ
II. Dàn ý cảm nhận bài thơ Thương vợ, mẫu số 2 (Chuẩn)
1. Mở bài
– Sơ lược về cuộc đời của Tú Xương.
– Giới thiệu bài thơ Thương vợ.
2. Thân bài
a. Hình ảnh bà Tú thông qua 6 câu thơ đầu:
* Hai câu đề:
– Gợi ra không gian và thời gian làm việc mưu sinh của bà Tú, “quanh năm” thể hiện thời gian làm việc liên tục không ngừng nghỉ, quanh năm ngày tháng, “mom sông” là chốn làm việc vừa phức tạp vừa ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm.
– “Nuôi đủ năm con với một chồng”:
+ Gợi ra nguyên do bà phải lao động vất vả, đó là bởi hai gánh nặng trên vai, 5 đứa con và 1 ông chồng “dài lưng tốn vải”.
+ Từ “nuôi đủ” cũng bộc lộ thành quả lao động, sự khéo léo, đảm đang tháo vát của bà Tú, đảm bảo cho chồng con cuộc sống no đủ.
* Hai câu thực:
– Lần nữa gợi ra bối cảnh lao động vất vả của bà Tú “nơi quãng vắng” ,”buổi đò đông”.
– Những từ “eo sèo”, “lặn lội” đặt đầu mỗi câu thơ nhằm nhấn mạnh sự vất vả, cặm cụi, tả thực công việc mưu sinh đầy buôn ba của bà.
– Hình ảnh “thân cò” gợi ra sự khổ cực, cô đơn và tội nghiệp của người lao động, của người phụ nữ trong công cuộc mưu sinh.
* Hai câu luận:
– Thể hiện sự thiệt thòi của bà Tú trong cuộc hôn nhân, cay đắng, nhọc nhằn thì nhiều nhưng hạnh phúc thì chẳng thấy đâu.
– Thế nhưng bà vẫn tình nguyện chịu đựng, nhẫn nhịn mà không một lời than vãn.
=> Đức hi sinh và lòng vị tha cao cả, xuất phát từ tấm lòng yêu chồng và thương con tha thiết.
b. Hình ảnh ông Tú:
* Hiện lên thông qua cách ông tái hiện hình ảnh của vợ:
– Trước hết ông là một người biết yêu thương, quý trọng và biết tri ân vợ.
– Tình cảm yêu thương của ông Tú được thể hiện gián tiếp qua việc khắc họa hình ảnh bà Tú, đồng thời thể hiện trực tiếp thông qua lời khen, lời ghi nhận công lao của ông Tú đối vợ “Nuôi đủ năm con với một chồng” theo lối nói hài hước, tếu táo và có chút tự trào.
– Tú Xương cũng hiện lên là một người có nhân cách thông qua những lời tự trách “một duyên hai nợ”, ông tự nhận mình là cái “nợ” mà bà Tú phải gánh chịu, phải trả ở kiếp này.
* Thể hiện qua sự tự trách ở hai câu thơ cuối bài “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không!”:
– Đó là tiếng chửi ném vào chính mình bởi thấy áy náy và day dứt vì không hoàn thành trách nhiệm của một người đàn ông trong gia đình, sau đó là ném vào xã hội, cái xã hội để cho sự bất công được hiện diện một cách hiển nhiên.
– Xuất phát từ ý thức trách của người chồng, người cha trong gia đình, đồng thời cũng là ý thức về sự bất lực của bản thân. Sự tự trách cũng là xuất phát từ lòng yêu thương, sự cảm thông sâu sắc của ông Tú dành cho người vợ kết tóc.
3. Kết bài
Nêu tổng kết nội dung bài thơ.
III. Bài văn mẫu Cảm nhận bài thơ Thương vợ (Chuẩn)
Trong xã hội xưa, các nhà Nho thường dùng thơ ca như một “phương tiện” để nói chí, tỏ lòng, có rất ít những tác phẩm viết về cuộc sống sinh hoạt với những vấn đề “vặt vãnh” thường ngày. Thơ ca trung đại viết về người phụ nữ đã ít, viết về người vợ càng hiếm hoi hơn. “Thương vợ” của Trần Tế Xương là một trong số rất ít những bài thơ hiếm hoi ấy, nhà thơ không chỉ ca ngợi công lao, tấm lòng của vợ mà còn viết ngay khi vợ còn sống. Đây là một điều đặc biệt rất hiếm gặp trong thi ca, bởi các nhà văn, nhà thơ xưa thường viết về vợ khi người bạn đời kết tóc trăm năm của mình đã từ giã cõi đời.
Thương vợ là bài thơ nổi tiếng nhất mà Tú Xương viết về vợ, đây cũng là tình yêu thương, sự trân trọng mà nhà thơ muốn gửi gắm tới người vợ của mình.
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Ngay trong những câu thơ đầu tiên, nhà thơ Tú Xương đã để bà Tú xuất hiện trong một hoàn cảnh đặc biệt. Bà Tú hiện lên trong công việc mưu sinh vất vả cùng gánh nặng gia đình “nuôi đủ năm con với một chồng”. “Quanh năm” gợi ra khoảng thời gian dài đằng đẵng, bà Tú làm công việc buôn bán mưu sinh quanh năm suốt tháng, không có lấy một ngày ngơi nghỉ. “Mom sông” phần đất bồi ven sông chông chênh, đầy hiểm nguy thường trực, đây cũng là nơi bà Tú làm ăn buôn bán…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết bài mẫu Cảm nhận bài thơ Thương vợ tại đây.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp