Đóng vai Cám và kể lại câu chuyện Tấm Cám

0
124
Rate this post

Đề bài: Đóng vai Cám và kể lại câu chuyện Tấm Cám

dong vai cam va ke lai cau chuyen tam cam

Bài văn mẫu Đóng vai Cám và kể lại câu chuyện Tấm Cám

Bạn đang xem: Đóng vai Cám và kể lại câu chuyện Tấm Cám

 

Bài mẫu: Đóng vai Cám và kể lại câu chuyện Tấm Cám

Tôi lớn lên trong một gia đình khá giả, nhưng không may cha tôi đã qua đời từ sớm. Tôi sống cùng mẹ và một chị gái cùng cha khác mẹ tên là Tấm. Mọi việc trong nhà, mẹ tôi đều bắt chị Tấm làm. Từ bé tôi đã sống sung sướng, quen được mẹ nuông chiều nên tôi chẳng phải làm việc gì nhiều, tôi chỉ ăn, ngủ và chơi, chẳng bù với chị Tấm, phải làm việc suốt cả ngày. Tôi và mẹ thay nhau mắng mỏ, ức hiếp Tấm. Tôi biết con Tấm ấy cực khổ, uất ức lắm nhưng vẫn cắn răng chịu đựng, điều đó làm tôi sung sướng và hạnh phúc biết bao.

Có một hôm mẹ gọi chúng tôi lại và bảo: “Này hai con, hai con hãy đi bắt cua đứa nào bắt được nhiều thì ta cho chiếc yếm đỏ, còn không bắt được cua thì nhớ trận đòn roi đang chờ sẵn”

Chị Tấm hí hửng đi ngay và cố gắng chăm chỉ bắt được một giỏ cua đầy. Tôi mải mê rong chơi bắt bướm mà quên biếng đi mất. Tới giờ về, giỏ chị Tấm đầy cá cua, còn giỏ tôi thì trống không, lúc đó, tôi nghĩ ra một kế. Khi về tới ao đầu làng thì tôi gọi chị lại và nói: “Chị Tấm ơi! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Chị nghe lời tôi liền đi ra chỗ sâu gội lại đầu tóc, tôi hí hửng trút hết tôm tép từ giỏ chị qua giỏ mình rồi chạy vội về nhà lấy yếm đỏ từ mẹ. Chị Tấm về nhà với cái giỏ trống không, dĩ nhiên chị bị mẹ cho một trận còn tôi thì hí hửng với yếm mới.

Từ ngày đó, mẹ tôi thấy Tấm hay dành một bát cơm mang ra giếng sau khi ăn, liền sinh nghi sai tôi đi rình. Biết được sự thật, hôm sau mẹ tôi bảo Tấm đi chăn trâu nơi xa, ở nhà mẹ con tôi bắt cá bống của chị Tấm lên ăn. Về nhà thấy không còn cá bống, chị Tấm lại khóc. Ôi, chị gì mà yếu đuối, tối ngày chỉ biết khóc thôi.

Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Hai mẹ con tôi cũng đi dự. Chị Tấm muốn đi dự hội, thế là mẹ tôi trộn một đấu gạo với một đấu thóc bắt chị ở nhà nhặt cho xong. Mặc kệ chị khóc lóc, mẹ con tôi vẫn hí hửng đi. Tôi gặp lại chị Tấm ở dạ hội, chị xinh đẹp đến nỗi tôi và mẹ nhìn không ra, lòng tôi dấy lên nỗi ghen tức, về nhà tôi phải bắt nạt chị cho bõ ghét.

Nghe tin vua tuyên bố: “Hễ đàn bà con gái nào dự hội ướm vừa chiếc hài này thì vua sẽ cưới làm vợ.” Ai cũng tranh nhau ướm thử nhưng không vừa. Mẹ con tôi cũng vậy. Đến lượt chị Tấm ướm thử thì vừa như in. Nhà vua cho đem kiệu rước Tấm về cung làm vợ mình trước con mắt hằn học của mẹ con tôi.

Ngày giỗ cha, chị Tấm về ăn giỗ. Mẹ tôi bảo chị trèo cây cau, hái cau cúng cha. Đang khi Tấm ở trên ngọn cau thì ở dưới mẹ tôi lấy dao chặt cây làm Tấm té mà chết. Tôi lấy quần áo Tấm mặc rồi vào cung thay chị.

Từ ngày chị Tấm mất, vua suốt ngày quấn quýt với chim vàng anh, tôi tức tối về mách mẹ. Mẹ tôi bảo bắt chim đem cho mèo ăn, chôn lông chim ngoài vườn, Chẳng bao lâu nơi đó mọc lên một cây xoan đào, xum xuê tươi tốt. Vua thấy đẹp nên sai người mắc võng vào cây hóng mát nên rất quý cây. Mẹ tôi xui chặt cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Lúc ngồi dệt vải, tôi nghe con ác trên khung cửi kêu: “Cót ca cót két. Lấy tranh chồng chị. Chị khoét mắt ra.” Nghe lời mẹ chỉ, tôi đốt khung cửi rồi đổ tro bên đường xa cung vua mong sẽ được yên thân.

Ngày vua đón Tấm trở về cung, tôi hoàn toàn ngạc nhiên. Không những Tấm vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên tôi băn khoăn tự hỏi vì sao cùng với lòng ghen tức. Tấm bày cho tôi tắm với nước sôi thì sẽ đẹp. Tôi hí hửng làm theo thì chết tức khắc. Nghe tin tôi chết, mẹ cũng uất lên mà chết theo tôi.

Nếu biết trước có ngày hôm nay thì ngày xưa tôi đã đối xử tốt với chị Tấm, giờ tôi mới hiểu ra ý nghĩa câu nói “gieo gió gặt bão”.

Để có thêm tư liệu viết Đóng vai Cám và kể lại câu chuyện Tấm Cám các em có thể tìm hiểu thêm nội dung Kể lại truyện Tấm Cám theo lời của nhân vật Tấm cũng như bài Phân tích truyện Tấm Cám nhé.

Trong chương trình học Ngữ Văn 10 phần Viết một văn bản nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ về lòng vị tha là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Cảm nhận về bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du nhằm chuẩn bị cho bài học này.

 

 

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dong-vai-cam-va-ke-lai-cau-chuyen-tam-cam/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp