Phân tích bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

0
122
Rate this post

Đề bài: Phân tích bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

phan tich tuyen bo the gioi ve su song con quyen duoc bao ve va phat trien cua tre em

Phân tích bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
 

Bạn đang xem: Phân tích bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

I. Dàn ý Phân tích bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (Chuẩn)

1. Mở bài

– Trẻ em luôn luôn có những quyền chính đáng là quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được yêu thương.
– Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em nhằm khẳng định việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách và có ý nghĩa toàn cầu.

2. Thân bài

* Lời kêu gọi là lý do của lời kêu gọi:
– Lời kêu gọi rất ngắn gọn và súc tích “Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn”, thể hiện tính nhân đạo sâu rộng, là truyền thống thống tốt đẹp của con người.

– Lý do:
+ Trẻ em trên thế giới đều rất trong trắng, non nớt, dễ bị tổn thương và phụ thuộc và người lớn.
+ Thứ hai là trẻ em có quyền được sống trong hòa bình trong ấm no, có quyền được ăn học, vui chơi, phát triển.
+ Trẻ em có quyền và phải được lớn lên trong sự hòa hợp và tương trợ…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (Chuẩn)

Con người trước khi trưởng thành và chính thức bước vào cuộc sống thì bản thân ai cũng có một tuổi thơ, cũng từng là trẻ em, ai cũng biết rằng đó chính là lúc chúng ta cần được quan tâm, chăm sóc và bảo bọc nhất. Và với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới thì trẻ em luôn luôn có những quyền chính đáng là quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được yêu thương. Chính vì thế trong hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp ở trụ sở Liên hợp quốc, tại New York vào ngày 30-9-1990, đã đưa ra bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em nhằm khẳng định việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách và có ý nghĩa toàn cầu.

Mở đầu văn bản chính là lời kêu gọi, đồng thời nêu ra những lý do một cách cụ thể, trực tiếp và ngắn gọn hướng tới đối tượng đó là toàn thể nhân loại, cho thấy tính cộng đồng của lời kêu gọi, ý thức rằng việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ của toàn bộ các quốc gia trên toàn thế giới. Nội dung của lời kêu gọi rất ngắn gọn và xúc tích “Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn”, thể hiện tính nhân đạo sâu rộng, là truyền thống thống tốt đẹp của con người. Để đưa ra lý do cho lời kêu gọi, văn bản đã đưa ra ba nguyên nhân lớn, thứ nhất tất cả trẻ em trên thế giới đều rất trong trắng, non nớt, dễ bị tổn thương và phụ thuộc và người lớn, thứ hai là trẻ em có quyền được sống trong hòa bình trong ấm no, có quyền được ăn học, vui chơi, phát triển, cuối cùng là trẻ em có quyền và phải được lớn lên trong sự hòa hợp và tương trợ. Như vậy xét về tổng thể lời kêu gọi được đưa ra đã đảm bảo được nhu cầu thiết yếu của trẻ em trên toàn thế giới, là hòa bình, ấm no, hạnh phúc và có tương lai. Đặc biệt lời kêu gọi còn mang tính nhân loại rộng lớn và tính cộng đồng, nhân đạo sâu sắc.

Nếu như lời kêu gọi đưa ra nội dung vì quyền thiết yếu của trẻ em trên toàn thế giới với tư tưởng nhân đạo và tính cộng đồng đồng sâu sắc, thì chúng ta lại phải đặt ra câu hỏi rằng vậy liệu rằng có phải tất cả trẻ em trên toàn thế giới đã hoàn toàn nhận được những quyền cơ bản ấy, đã thực sự có một cuộc sống hòa bình và tương lai tốt đẹp chăng? Để trả lời cho câu hỏi này tác giả đã dẫn dắt người đọc đến những thực trạng, những thách thức mà những nhà lãnh đạo chính trị phải đáp ứng và đối mặt. Trong 5 mục từ mục 3 đến mục thứ 3, tác giả đã dám nhìn thẳng vào hiện thực để nêu lên khái quát những thực trạng cơ bản nhất của trẻ em trên toàn thế giới một cách khá chân thực, cụ thể và toàn diện nhất. Thực tế rằng cho đến ngày hôm nay trẻ em trên toàn thế giới vẫn là nạn nhân của chiến tranh, của bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chính vì thế có những em đã trở thành người tị nạn tha hương, có em phải chịu cảnh tàn tật, thậm chí có em đã mãi mãi dừng lại ở tuổi thơ tươi đẹp nhất. Cho đến tận hôm nay đã gần 30 năm kể từ khi bản tuyên ngôn ra đời, chúng ta vẫn phải chứng kiến những hình ảnh đau lòng, của một em bé Syria nằm ngủ bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, em đã mãi mãi dừng lại ở tuổi đời thứ hai khi còn chưa kịp biết gì về thế giới vốn còn nhiều điều tốt đẹp ngoài kia. Đó là một cú giáng mạnh, một nỗi đau đớn không thể phai nhòa, ám ảnh trong lòng của toàn thể nhân loại về hậu quả của chiến tranh và các cuộc di dân tị nạn vẫn còn đang tiếp diễn. Không dừng lại ở đó, bản tuyên bố còn đưa ra ở những nước đang phát triển hàng triệu trẻ em phải sống trong cảnh đói nghèo, mù chữ và môi trường sống thấp. Đáng sợ hơn bằng những số liệu cụ thể, bản tuyên bố cho thấy mỗi ngày có đến 40000 trẻ em tử vong do đói, suy dinh dưỡng và bệnh tật, ô nhiễm môi trường. Trước những thực trạng đau lòng như thế, có thể thấy rằng trẻ em đang sống một cuộc đời có quá nhiều đau khổ, đã nằm ngoài giới hạn mà có thể chịu các em đựng, có thể nói chẳng khác nào các em đang bị đày ải giữa địa ngục trần gian. Điều đó đã gióng lên một hồi chuông báo động về hiểm họa mà trẻ em trên toàn thế giới đang phải chịu đựng, những hiểm họa ấy không phải thay năm theo tháng mà được tính đến hàng ngày, hàng giờ, thậm chí hàng phút. Bản tuyên bố đã đưa ra những sự thực vừa mang tính chọn lọc, vừa toàn diện nhất cho những hiểm họa mà trẻ em trên toàn thế giới phải gánh chịu, tác động mạnh mẽ đến lương tri của toàn nhân loại, với sức thuyết phục mạnh mẽ bởi đó là những sự thực không thể nào chối cãi. Tuy nhiên tuyên bố lại có lối viết tế nhị, không chỉ trích hay đề cập đến một quốc gia cụ thể nào, mang đến tính pháp lý, công bằng, khái quát và sâu sắc cho bản tuyên bố.

Trước những thách thức to lớn như thế tác giả chuyển sang nói về những cơ hội mà toàn nhân loại đang có được, chỉ ra hai cơ hội to lớn nhất để đảm bảo quyền sống, quyền được phát triển của trẻ em. Cơ hội thứ nhất đó là sự liên kết giữa các nước và đặc biệt là công ước quốc tế về quyền trẻ em, tạo một cơ hội mới cho quyền và phúc lợi của trẻ em được tôn trọng được thực thi ở mọi quốc gia trên toàn thế giới. Cơ hội thứ hai xuất phát từ sự cải thiện bầu không khí chính trị, sự hợp tác quốc quốc tế ngày càng toàn diện và được đẩy mạnh, chiến tranh dần được đẩy lùi. Kinh tế tăng trưởng, môi trường được cải thiện, giúp các em có cuộc sống tốt đẹp hơn, an toàn hơn, có tương lai hơn. Tất cả những cơ hội ấy ấy chính là vấn đề tiên quyết để trẻ em có cơ hội được hưởng quyền chính đáng, cũng là sự thuận lợi khả quan để công ước được thực hiện.

Vậy từ những thách thức và cơ hội ấy, chúng ta cần phải làm gì để có thể bảo vệ trẻ em trên toàn thế giới? Trong bản tuyên bố tác giả đã đặt ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện (từ mục 10 đến mục thứ 17), thứ nhất là phải tăng cường sức khỏe dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em, đây chính là nhiệm vụ hàng đầu. Thứ hai đối với trẻ em thiệt thòi hơn phải tăng cường hỗ trợ, tăng cường các điều kiện phúc lợi xã hội, thứ 3 là phấn đấu cố gắng thực hiện quyền bình đẳng, quyền được giáo dục. Thứ tư là phải tạo cho trẻ em được một môi trường sống an toàn như gia đình, xã hội, thứ năm là phải đảm bảo phúc lợi cho trẻ em bằng việc phát triển kinh tế xã hội. Thêm nữa là phải khuyến khích sự phát triển của trẻ em để các em biết sống có trách nhiệm, hướng ra thế giới. Đặc biệt nhất đến mục số 17 không còn xoay quanh cuộc sống của trẻ em mà nhấn mạnh rằng để thực hiện được tất cả những nhiệm vụ trên thì vấn đề quan trọng hàng đầu là sự hợp tác quốc tế, sự nỗ lực không ngừng của các quốc gia trên toàn thế giới. Từ những nhiệm vụ được đề ra ta nhận thấy rằng đây đều là những nhiệm vụ toàn diện và mang tính khả thi, đưa vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em trở thành một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của toàn nhân loại. Với cách nêu vấn đề vừa cụ thể vừa toàn diện như vậy đã mang đến tính thuyết phục cao cho bản tuyên bố, đánh động vào tâm hồn nhân đạo của toàn nhân loại, có hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ.

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em đã nêu ra những nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền được sống và được phát triển, vì tương lai của trẻ em của toàn bộ các quốc gia trên toàn thế giới. Bản tuyên bố có sức thuyết phục lớn nhờ bố cục kết cấu chặt chẽ, lí lẽ lập luận sắc sảo, luận cứ toàn diện, cụ thể. Tất cả đã làm nên một bản tuyên bố có giá trị nhân đạo, tính cộng đồng và tính pháp lý to lớn, có sức lan tỏa mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến nhận thức của người đọc, khuyến khích các hành động chung tay góp sức vì tuổi thơ của trẻ em trên toàn thế giới.

————————HẾT———————–

Để phục tốt cho việc học và cảm thụ tác phẩm, bên cạnh bài phân tích trên đây, các em có thể tìm đọc thêm: Soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em hay bài Cảm nghĩ sau khi đọc bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em, Giới thiệu về Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-bai-tuyen-bo-the-gioi-ve-su-song-con-quyen-duoc-bao-ve-va-phat-trien-cua-tre-em/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp