Phân tích 8 câu đầu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

0
124
Rate this post

Đề bài: Phân tích 8 câu đầu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

phan tich 8 cau dau bai tinh canh le loi cua nguoi chinh phu

Phân tích 8 câu đầu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Bạn đang xem: Phân tích 8 câu đầu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

I. Dàn ý Phân tích 8 câu đầu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu về đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
– Khái quát nội dung 8 câu thơ đầu tiên

2. Thân bài

– Hình ảnh người chinh phụ nặng trĩu những tâm sự được tái hiện sống động thông qua những hành động cụ thể:
+ Hành động “dạo hiên vắng” cùng những bước chân nặng nề, mệt mỏi “gieo từng bước” đã gợi ra những bước chân cô đơn, nặng những tâm sự, suy tư.
+ “Ngồi rèm thưa” không gợi ra sự thư thái mà lại tô đậm nỗi trống trải, bất an bên trong tâm hồn của người chinh phụ ấy.
+ Nghệ thuật đối “dạo hiên vắng”- “ngồi rèm thưa”, “trong rèm”-“ngoài rèm” kết hợp với những tính từ “vắng”, “thưa” được đưa vào trong câu thơ càng làm nổi bật lên tình cảnh lẻ loi, cô độc của một người phụ nữ trong đêm khuya thanh vắng.

– Người chinh phụ khắc khoải nỗi nhớ, sự bất an, buồn phiền bởi người chồng nàng yêu thương ra đi mà không có một chút tin tức.
+ Mong ngóng tin thước báo tin nhưng thất vọng bởi “thước chẳng báo tin”.
+ Câu hỏi tu từ “đèn biết chăng?” và lời trách móc vu vơ “dường bằng chẳng biết” như một lời than thở đầy chán chường, mỏi mệt của một con người cô đơn, tuyệt vọng đến tột cùng.

– Muộn phiền chất chồng nhưng chẳng thể tâm sự, chia sẻ cùng ai:
+ Những tính từ chỉ cảm xúc: “bi thiết”, “buồn rầu”, “thương” thể hiện đầy xót xa tâm trạng chán chường, não nề của người chinh phụ.
+ Những nỗi buồn thương, đau đớn chẳng thể giãi bày thành lời, cũng không có ai có thể tâm sự, người chinh phụ chỉ đành dồn nén tất cả những cảm xúc vào tận cõi lòng
+ Hình ảnh “hoa đèn” cháy đến đỏ rực cũng giống như nỗi nhớ của người chinh phụ, cồn cào khắc khoải đến tận cùng.

– Nghệ thuật: Khắc họa tâm trạng nhân vật xuất sắc và sử dụng có hiệu quả những tính từ chỉ cảm xúc.

3. Kết bài

Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của 8 câu thơ.

II. Bài văn mẫu Phân tích 8 câu đầu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Chuẩn)

“Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” là một trong những trích đoạn hay nhất trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn. Đoạn trích tựa một khúc ca đầy xót xa, đau đớn về tình cảnh éo le, cô độc của người chinh phụ khi chồng biệt tích nơi chiến trường xa xôi. Đặc biệt, trong tám câu thơ đầu tiên của bài, hình ảnh người chinh phụ hiện lên rõ nét với nỗi nhớ, sự cô đơn, trống trải và sự trông mong trong vô vọng.

Hình ảnh người chinh phụ nặng trĩu những tâm sự được nhà thơ Đặng Trần Côn tái hiện sống động thông qua những hành động cụ thể.

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen”

Hành động “dạo hiên vắng” cùng những bước chân nặng nề, mệt mỏi “gieo từng bước” đã gợi ra những bước chân cô đơn, nặng những tâm sự, suy tư. “Ngồi rèm thưa” không gợi ra sự thư thái mà lại tô đậm nỗi trống trải, bất an bên trong tâm hồn của người chinh phụ ấy. Hành động buông rèm rồi lại cuốn rèm được thực hiện trong vô thức bởi trong tâm trí của người phụ nữ ấy là nỗi nhớ mong giăng kín dành cho người chồng nơi biên cương xa xôi. Nghệ thuật đối “dạo hiên vắng”- “ngồi rèm thưa”, “trong rèm”-“ngoài rèm” kết hợp với những tính từ “vắng”, “thưa” được đưa vào trong câu thơ càng làm nổi bật lên tình cảnh lẻ loi, cô độc của một người phụ nữ trong đêm khuya thanh vắng. Khi màn đêm buông xuống cũng là khi con người cảm nhận thấm thía nhất những nỗi buồn đau, mất mát. Có lẽ bởi vậy mà đêm đã khuya mà người chinh phụ vẫn chẳng thể ngủ yên mà mãi thổn thức một nỗi nhớ và cả những bất an, buồn phiền bởi người chồng nàng yêu thương ra đi mà không có một chút tin tức.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết?

“Chim thước” là loài chim báo tin, báo hỉ. Người chinh phụ mong móng chim thước cũng là ngóng trông tin báo bình an của người chồng nơi chiến trường xa xôi. Thế nhưng, hiện thực thật đau lòng, mọi nỗi trông mong, hi vọng của người chinh phụ đều trở nên vô ích khi “thước chẳng báo tin”. Đây cũng là nỗi lòng chung của rất nhiều người chinh phụ trong xã hội xưa, chiến tranh diễn ra liên miên, những người chồng ra trận để lại cho người vợ nỗi trông mong mỏi mòn.

Trong không gian vắng lặng, người chinh phụ chỉ biết bầu bạn với những vật vô tri, đó là ngọn đèn dầu, là dường bằng. Thế nhưng những vật vô tri ấy nào có thể thấu hiểu được những tâm sự chất chồng bên trong tâm hồn người phụ nữ ấy. Trong thơ ca trung đại xưa, hình ảnh đèn dầu thường được sử dụng để diễn tả nỗi nhớ thương của người con gái, người vợ với người yêu, người chồng của mình. Ta từng bắt gặp hình ảnh Vũ Nương bế bé Đản bên ngọn đèn dầu khi nhớ về Trương Sinh hay nỗi nhớ da diết của người con gái với người yêu trong câu ca dao:

“Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt?”

Trong câu thơ “Trong rèm đèn có biết chăng?”, Đặng Trần Côn không chỉ dùng ngọn đèn để tái hiện nỗi nhớ nhung da diết của người chinh phụ mà còn biểu tượng cho sự chảy trôi vô tình của thời gian, qua đó tô đậm thêm sự bạc bẽo, tàn úa của một kiếp người. Câu hỏi tu từ “đèn biết chăng?” và lời trách móc vu vơ “dường bằng chẳng biết” như một lời than thở đầy chán chường, mỏi mệt của một con người cô đơn, tuyệt vọng đến tột cùng.

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương!

Những tính từ chỉ cảm xúc: “bi thiết”, “buồn rầu”, “thương” được đưa vào trong câu thơ với mức độ dày đặc đã thể hiện chân thực mà cũng đầy xót xa tâm trạng chán chường, não nề của người chinh phụ. Những nỗi buồn thương, đau đớn chẳng thể giãi bày thành lời, cũng không có ai có thể tâm sự, người chinh phụ chỉ đành dồn nén tất cả những cảm xúc vào tận cõi lòng, để nó “gặm nhấm”, bức bách con tim của chính mình. Hình ảnh “hoa đèn” cháy đến đỏ rực cũng giống như nỗi nhớ của người chinh phụ, cồn cào khắc khoải đến tận cùng.

Bằng tài năng khắc họa tâm trạng nhân vật xuất sắc và sử dụng có hiệu quả những tính từ chỉ cảm xúc, nhà thơ Đặng Trần Côn đã thành công tái hiện những cung bậc cảm xúc phức tạo của người chinh phụ, đó là nỗi nhớ da diết, là sự cô đơn, trống vắng, những bất an, sầu muộn và khát khao hạnh phúc đơn giản, bình dị.

Hướng ngòi bút đến số phận éo le của những người chinh phụ trong xã hội xưa, nhà thơ Đặng Trần Côn đã thể hiện được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của mình khi đồng cảm với số phận trớ trêu, phê phán những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm cho bao gia đình tan nát, hát phúc vỡ tan; thể hiện trân trọng khát khao hạnh phúc chính đáng của những người chinh phụ.

—————HẾT—————-

Để có cái nhìn sâu sắc hơn về tình cảnh éo le và khát khao hạnh phúc bình dị của những người phụ nữ trong xã hội xưa, bên cạnh bài Phân tích 8 câu đầu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, các em không nên bỏ qua: Thuyết minh về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong văn bản Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ, Thuyết minh về Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Cảm nhận đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-8-cau-dau-bai-tinh-canh-le-loi-cua-nguoi-chinh-phu/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp