Mở bài và Kết bài Chí khí anh hùng

0
136
Rate this post

Đề bài: Mở bài và Kết bài Chí khí anh hùng

mo bai va ket bai chi khi anh hung

Mở bài và Kết bài Chí khí anh hùng

Bạn đang xem: Mở bài và Kết bài Chí khí anh hùng

I. Mở bài Chí khí anh hùng (Chuẩn)

1. Mẫu số 1:

Thúy Kiều trong trang thơ của Nguyễn Du là một trang “tuyệt sắc giai nhân” nhưng lại có số mệnh “đoạn trường”. Trong suốt mười lăm năm sóng gió, nàng đã trải qua bao biến cố và nếm trải mọi đắng cay, tủi hờn, từ lưu lạc chốn thanh lâu đến sống kiếp lẽ mọn, chịu sự lăng nhục, hành hạ của người vợ cả Hoạn Thư. Trong đêm trường tăm tối của cuộc đời, sự xuất hiện của Từ Hải đã thắp lên trong tâm hồn nàng ngọn lửa của hi vọng và khát khao hạnh phúc lứa đôi. Từ Hải- người anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất”, một đấng nam nhi mang trong mình khát vọng và lí tưởng cao đẹp được đại thi hào Nguyễn Du tập trung khắc họa qua đoạn trích “Chí khí anh hùng”.

2. Mẫu số 2:

Được sáng tác cách đây hơn 200 năm thế nhưng đến nay Truyện Kiều của Nguyễn Du vẫn tạo được sức lay động mạnh mẽ đến trái tim mỗi độc giả. Có lẽ đúng như nhà thơ Chế Lan Viên từng viết “Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”. Giá trị của truyện Kiều không chỉ nằm ở tinh thần nhân văn sâu sắc khi đồng cảm, bênh vực những con người bất hạnh; cất lên tiếng nói tố cáo những thế lực xấu xa đã chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con người mà còn thể hiện ước mơ về công lí, về một hình mẫu anh hùng lí tưởng có thể cứu nước, giúp đời. Ước mơ ấy được nhà văn Nguyễn Du thể hiện thông qua nhân vật Từ Hải- người anh hùng hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp về phẩm chất, tầm vóc, lí tưởng. Đoạn trích “Chí khí anh hùng” đã bộc lộ trọn vẹn vẻ đẹp lí tưởng, quyết tâm của nhân vật này.

3. Mẫu số 3:

Trong cuộc đời đầy những sóng gió của mình, Thúy Kiều đã có duyên gặp gỡ và trải qua giây phút ly biệt với ba người tri kỉ: Kim Trọng, Thúc Sinh và Từ Hải. Trong ba lần chia ly ấy, có lẽ sâu sắc và lưu luyến nhất chính là lần tiễn biệt với Từ Hải. Trải qua nửa năm hạnh phúc lứa đôi, dù không nỡ rời xa người tri kỉ nhưng cuối cùng Thúy Kiều vẫn ủng hộ quyết định lên đường để lập lên sự nghiệp lớn của Từ Hải. Đoạn trích “Chí khí anh hùng” không chỉ tái hiện không khí lưu luyến, bịn rịn của cuộc chia ly của Thúy Kiều- Từ Hải mà còn làm nổi bật lên tầm vóc phi thường và khát vọng lập công, chí lớn vùng vẫy bốn biển của người anh hùng Từ Hải.

II. Kết bài Chí khí anh hùng (Chuẩn)

1. Mẫu số 1:

Bằng tài năng miêu tả điêu luyện và bút pháp Ước lệ tượng trưng, nhà thơ Nguyễn Du đã dựng lên chân dung sống động về Từ Hải, người anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất”, người anh hùng ấy không chỉ mang trong mình lí tưởng cao đẹp mà còn có khát vọng lập công danh đầy mạnh mẽ. Qua hình tượng Từ Hải, nhà thơ Nguyễn Du cũng kín đáo thể hiện ước mơ về người anh hùng có sức mạnh, lí tưởng có thể lập nên sự nghiệp lớn, mang tài đức của mình ra để cứu nước, giúp đời.

2. Mẫu số 2:

Đoạn trích “Chí khí anh hùng” không chỉ tái hiện cuộc chia đầy lưu luyến của Thúy Kiều và Từ Hải sau nửa năm hạnh phúc mà qua đó còn làm nổi bật lên tầm vóc và phẩm chất anh hùng của Từ Hải. Đó là đấng nam nhi có chí lớn khắp bốn phương, một người anh hùng có chí khí, quyết tâm lên đường mạnh mẽ, không để những tình cảm thông thường ràng buộc chí lớn.

————-HẾT————–

Chí khí anh hùng là đoạn trích thể hiện rõ nét vẻ đẹp phẩm chất, tầm vóc lí tưởng của người anh hùng Từ Hải. Tìm hiểu chi tiết về nhân vật, các em có thể tìm đọc thêm: Phân tích hình ảnh Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng, Sơ đồ tư duy Chí khí anh hùng, Phân tích khát vọng và lí tưởng anh hùng của Từ Hải qua đoạn trích Chí khí anh hùng, Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/mo-bai-va-ket-bai-chi-khi-anh-hung/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp