Dàn ý nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí

0
96
Rate this post

dan y nghe thuat xay dung nhan vat vua chua trong hoang le nhat thong chi

Dàn ý nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí
 

I. Dàn ý nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí (Chuẩn)

1. Mở bài

Bạn đang xem: Dàn ý nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí

Giới thiệu tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” và nghệ thuật xây dựng vua chúa:
+ “Hoàng Lê Nhất thống chí” là một tác phẩm được viết bằng chữ Hán, tác phẩm không chỉ thành công về mặt nội dung mà còn thành công về nghệ thuật.
+ Nghệ thuật xây dựng hình tượng vua chúa vô cùng sắc sảo giúp người đọc hình dung rõ tính cách của từng nhân vật.

2. Thân bài

– Hình tượng vua Quang Trung Nguyễn Huệ được xây dựng vô cùng rõ nét qua hành động và trí tuệ hơn người:
+ Quang Trung hành động rất quyết liệt và táo bạo, xông xáo
+ Nhanh chóng quyết định lên ngôi vua để trấn an lòng dân, khiến quân giặc lung lay ý chí.
+ Trọng dụng người hiền tài
+ Chiêu mộ quân sĩ, thống nhất nội bộ nhằm tạo sức mạnh đoàn kết
+ Sáng suốt trong việc nhận định tình hình của quân thù
+ Công phá oanh liệt trên chiến trường

– Vua Lê Chiêu Thống:
+ Vì lợi ích cá nhân mà quên đi vận mệnh dân tộc mình
+ Tự tay dâng đất nước cho giặc, biến mình thành kẻ cầu cạnh, van xin
+ Phải trốn chui, trốn lủi, chạy bán sống, bán chết để giữ mạng sống
+ Chết nơi đất khách quê người trong cảnh ly tan

– Chúa Trịnh Sâm
+ Kiêu căng, hoàng dâm vô độ, ăn chơi trác táng
+ Sự tác động của các mối quan hệ mà chúa Trịnh trở nên tồi tệ, đốn mạt

– Chúa Trịnh Tông
+ Trở thành bù nhìn không hơn không kém
+ Một con rối trong tay bọn kiêu binh, mặc cho chúng điều khiển
+ tham vọng chính trị khiến trở nên thảm thương, khốn khổ
=> Đặt nhân vật trong từng hoàn cảnh cũng là một cách xây dựng hình tượng nhân vật vô cùng hiệu quả

3. Kết bài

Hình tượng nhân vật chính là hồn cốt, góp phần làm nên tư tưởng của tác phẩm. Quan việc xây dựng hình tượng nhân vật vua chúa, ta thấy được tài năng vô cùng lớn và đặc sắc trong ngòi bút của các tác giả đương thời.
 

II. Bài văn mẫu Nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí (Chuẩn)

“Hoàng Lê Nhất thống chí” là một tác phẩm được viết bằng chữ Hán, các tác giả đã ghi chép lại các sự kiện thống nhất của vương triều Lê và những biến động của xã hội đương thời những năm cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Tiểu thuyết không chỉ thành công về mặt nội dung mà còn là tác phẩm nhiều giá trị về nghệ thuật. Cách kể chuyện sinh động, hấp dẫn, lối miêu tả linh hoạt, những hình ảnh gây ấn tượng và đặc biệt là nghệ thuật xây dựng hình tượng vua chúa vô cùng sắc sảo giúp người đọc hình dung rõ tính cách của từng nhân vật.

Hình tượng vua Quang Trung Nguyễn Huệ được xây dựng vô cùng rõ nét qua hành động và trí tuệ hơn người. Cách nhìn nhận lịch sử minh triết và đúng đắn cùng lòng tự tôn dân tộc, tác giả đã viết nên hình ảnh của một vị vua anh minh, sáng suốt với những chiến công lẫy lừng. Quang Trung hành động rất quyết liệt và táo bạo, xông xáo với mục đích đúng đắn và cao đẹp. Khi nghe tin quân giặc đang xâm chiếm Thăng Long,…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Nghệ thuật xây dựng nhân vật vua chúa trong Hoàng Lê nhất thống chí tại đây.

 

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-nghe-thuat-xay-dung-nhan-vat-vua-chua-trong-hoang-le-nhat-thong-chi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp