Dàn ý nghị luận xã hội về câu nói Cái khó bó cái khôn
I. Dàn ý nghị luận xã hội về câu nói Cái khó bó cái khôn (Chuẩn)
1. Mở bài
Bạn đang xem: Dàn ý nghị luận xã hội về câu nói Cái khó bó cái khôn
Giới thiệu về câu nói “Cái khó bó cái khôn” và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài
– Giải thích câu nói:
+ “Cái khó” là gì?
+ “Cái khôn” là gì?
+ “Bó” là như thế nào?
– Tại sao cái khó lại bó cái khôn?
+ Hoàn cảnh cuộc sống khốn khó sẽ ràng buộc và kìm hãm sự khôn khéo, sáng suốt của con người (lấy ví dụ chứng minh).
+ Khi hoàn cảnh eo hẹp làm cho con người không có đủ thời gian, khả năng suy nghĩ tính toán dẫn đến những sai lầm, thiếu sáng suốt (lấy ví dụ chứng minh)
+ Tuy nhiên vẫn có những trường hợp biết khắc phục và vượt qua sự trói buộc của hoàn cảnh để vươn lên, đạt được thành công (lấy ví dụ thực tế)
– Ý nghĩa câu nói:
+ Biết vượt lên hoàn cảnh, khắc phục khó khăn để đạt được thành quả
+ Không nên nản lòng, tuyệt vọng trước khó khăn và biện cớ “cái khó bó cái khôn” cho những thất bại của mình
+ Giúp mình giúp người cùng vượt qua hoàn cảnh khó khăn để phát huy những khả năng vốn có
3. Kết bài
Nêu quan điểm của bản thân về câu nói, bài học nhận thức và hành động.
II. Bài văn mẫu nghị luận xã hội về câu nói Cái khó bó cái khôn (Chuẩn)
Trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người đều có một hoàn cảnh riêng biệt, tuy nhiên dù ở trong hoàn cảnh sống như thế nào vẫn luôn tồn tại và không thể thiếu những khó khăn, thử thách, đó chính là sự khắc nghiệt của cuộc sống. Cùng đứng trước hoàn cảnh khó khăn nhưng mỗi người lại có thái độ và cách hành xử khác nhau, có người yếu đuối, sợ hãi những khó khăn mà nảy sinh thái độ cam chịu và chấp nhận nhưng lại có người biết khắc phục, phấn đấu và vượt lên trên hoàn cảnh để có được thành công. Nói về sự bị động trước những thử thách, ông cha ta có câu “Cái khó bó cái khôn”.
Ông cha ta từ ngàn đời nay, trải qua biết bao gian nan, vất vả đúc kết những kinh nghiệm quý giá truyền đời cho con cháu, đó chính là những câu ca dao, tục ngữ, những câu nói vừa ngắn gọn, vừa súc tích lại dễ hiểu dễ nhớ. Câu nói “Cái khó bó cái khôn” cũng vậy, chỉ gồm năm chữ nhưng đã mang đến cho chúng ta một kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống. “Cái khó” ở đây ám chỉ những khó khăn, thử thách của cuộc sống, hoàn cảnh éo le, khắc nghiệt của con người, “cái khôn” được nói đến chính là trí khôn, sự tài tình, hoạt bát, khôn khéo, nhạy bén của con người trong việc giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Vậy “bó” nghĩa là như thế nào? Đây là một từ ẩn dụ chỉ sự trói buộc, quy định, ràng buộc, kìm hãm một cái gì đó, trong câu nói này, thực chất chính là sự kìm hãm trí khôn của con người trong hoàn cảnh khó khăn. Không quá khó để hiểu được vì sao ông cha ta lại nói như vậy, bởi khi ở vào hoàn cảnh khốn khó con người ta sẽ bị những khó khăn, thiếu thốn ràng buộc và kìm hãm đến sự khôn khéo, sáng suốt…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu hoàn chỉnh Nghị luận xã hội về câu nói Cái khó bó cái khôn tại đây.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp