Dàn ý cảm nhận về đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

0
114
Rate this post

dan y cam nhan ve doan trich vao phu chua trinh

Dàn ý Cảm nhận về đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh
 

I. Dàn ý Cảm nhận về đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh (Chuẩn)

1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả Lê Hữu Trác và tác phẩm Thượng kinh kí sự
– Giới thiệu khái quát giá trị nội dung đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh

Bạn đang xem: Dàn ý cảm nhận về đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

2. Thân bài
* Cảm nhận về đoạn miêu tả quang cảnh tráng lệ, xa hoa nơi phủ Chúa
– Vẻ nguy nga, tấp nập nhưng không kém phần nghiêm trang, quy củ ở bên ngoài lối vào phủ Chúa: “Chúng tôi đi cửa sau… ai muốn ra vào phải có thẻ”
– Khung cảnh tráng lệ, lộng lẫy khi đi sâu vào trong: Nhà “Đại đường”, “Quyền bồng”, “gác tía” với kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng, “những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy”, “mâm vàng, chén bạc”
– Con đường đến nội cung của thế tử: Qua 5, 6 lần trướng gấm, trong phòng thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng…., “xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt”
* Cảm nhận về đoạn miêu tả khung cảnh sinh hoạt nơi phủ Chúa với những lễ nghi, khuôn phép 
– Cách nói năng, từ ngữ xưng hô khi nhắc tới Chúa và Thế tử phải cung kính, lễ độ: “Thánh thượng đang ngự ở đấy, hầu mạch, hầu trà, phòng trà,…”
– Thái độ của tác giả khi  ở chốn nội cung: “nín thở đứng chờ ở xa”, “khúm núm đến trước sập xem mạch”, “một viên quan nội thần… lạy bốn lạy”
=> Sự uy quyền của Chúa Trịnh và thế tử; thái độ tôn nghiêm, lễ nghi trong cung cách sinh hoạt của những người sống, làm việc nơi phủ Chúa.
* Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao cả của Lê Hữu Trác: Con người coi thường danh lợi, vinh hoa phú quý, không đồng tình với cuộc sống xa hoa, hưởng lạc nơi chốn phủ chúa; người thầy thuốc có tấm lòng lương y cao đẹp, có kiến thức sâu rộng và dày dạn kinh nghiệm.

3. Kết bài
Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bản thân về đoạn trích. 
 

II. Bài văn mẫu Cảm nhận về đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh

Lê Hữu Trác là một danh y lỗi lạc, một nhà văn tài hoa, dù đã có một thời gian ông theo nghề võ nhưng cuối cùng ông nhận thấy “ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người”. Cũng bởi vậy, từ đó, ông chuyên sâu nghiên cứu y học và để lại cho thế hệ sau nhiều tác phẩm có giá trị, tiêu biểu trong số đó là tác phẩm “Thượng kinh kí sự” – một cuốn sách y học, một tác phẩm văn học đặc sắc. Với Thượng kinh kí sự, tác giả đã ghi lại một cách chân thực, sâu sắc cảm nhận của bản thân trước những gì tai nghe mắt thấy ở phủ Chúa. Và có thể nói, đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” đã góp phần sâu sắc trong việc thể hiện giá trị của tác phẩm.

Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” đã thuật lại một cách chân thực, sinh động việc Lê Hữu Trác vào phủ chúa Trịnh để khám bệnh cho thế tử Cán…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Cảm nhận về đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh tại đây.

————————HẾT—————————-

Tác phẩm Vào phủ Chúa Trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đây là bài học quan trọng trong tuần 1 SGK Ngữ văn lớp 11 Bên cạnh bài Dàn ý cảm nhận về đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài văn đặc sắc khác như: Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, Cảm nghĩ về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, Cảm nhận về đoạn văn Vào phủ chúa Trịnh, Soạn bài Vào phủ Chúa Trịnh, để trau dồi thêm vốn hiểu biết về bài thơ cũng như tự rèn luyện kĩ năng viết bài cho mình;…

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-cam-nhan-ve-doan-trich-vao-phu-chua-trinh/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp