Phân tích và bình giá chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm đàn ghi ta của Lorca

0
120
Rate this post

Đề bài: Phân tích và bình giá chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm đàn ghi ta của Lorca

phan tich va binh gia chi tiet nghe thuat dac sac trong tac pham dan ghi ta cua lorca

Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong tiếng đàn của Locar

Bạn đang xem: Phân tích và bình giá chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm đàn ghi ta của Lorca

I. Dàn ý Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong tiếng đàn của Locar (Chuẩn)

1. Mở bài

– Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại với một phong cách thơ sáng tạo độc đáo.
– Trong Đàn ghi ta của Lor-ca phong cách thơ của Thanh Thảo đã được thể hiện một cách khá hoàn thiện với nhiều chi tiết nghệ thuật đặc sắc.

2. Thân bài

* Đặc sắc nghệ thuật đến từ những hình ảnh thơ siêu thực, tượng trưng:
– Hình ảnh “tiếng đàn bọt nước”, so sánh khác lạ, gợi liên tưởng về người nghệ sĩ tài năng, với tiếng đàn tròn rõ, âm vang, đẹp đẽ vô cùng, nhưng cũng là báo trước về một cuộc đời mỏng manh, bạc mệnh, dễ dàng vỡ tan tựa bọt nước.
– Hình ảnh chiếc áo choàng:
+ “Chiếc áo choàng đỏ gắt”: Hình tượng người anh hùng chiến đấu vì quê hương xứ sở, vì nhân dân, biểu tượng của nền văn hóa Tây Ban Nha.
+ “Chiếc áo choàng bê bết đỏ”: Ám ảnh về bi kịch của người anh hùng dũng cảm chiến đấu trong cô đơn rồi bị ám hại một cách đau đớn…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong tiếng đàn của Locar tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong tiếng đàn của Locar (Chuẩn)

Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại với một phong cách thơ sáng tạo độc đáo. Nghệ thuật thơ ông là sự hòa quyện giữa chủ nghĩa siêu thực, tượng trưng và những nét đẹp trong văn học truyền thống tạo nên một phong cách Thanh Thảo rất riêng, nổi bật hẳn trong một loạt các nhà thơ cùng thời. Trong sáng tác của mình ông luôn cố gắng tạo ra những sáng tạo, những khoảng trống, khoảng mờ, cùng nhưng chi tiết có sức ám ảnh lớn để kích thích tư duy và liên tưởng của độc giả. Trong Đàn ghi ta của Lor-ca phong cách thơ của Thanh Thảo đã được thể hiện một cách khá hoàn thiện với nhiều chi tiết nghệ thuật đặc sắc.

Đặc sắc nghệ thuật của Đàn ghi ta của Lor-ca trước hết là đến từ những trải nghiệm về một phong cách thơ ca mới với những hình ảnh thơ theo chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực, khó hiểu nhưng giàu ý nghĩa. Khởi đầu với hình ảnh “tiếng đàn bọt nước”, đó là một hình ảnh so sánh có vẻ lạ, trong văn học cổ điển các văn nhân thi sĩ thường so sánh tiếng đàn với tiếng nước chảy thể hiện sự thanh khiết, tao nhã, thì đến Thanh Thảo ông lại có sự kết hợp Đông-Tây đầy đặc sắc. “Tiếng đàn bọt nước” là một hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng, vừa thể hiện tài năng của Lor-ca, thông qua hình ảnh tiếng đàn xinh đẹp, thánh thót, thế nhưng đó cũng chính là những dự báo đầy đau xót về số phận của người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh. Cuộc đời Lor-ca tựa như pháo hoa chóng tàn, từng rất rực rỡ và xinh đẹp thế nhưng lại nhanh chóng vụt tắt để lại nhiều nuối tiếc, cũng như chính chính tiếng đàn, thanh mảnh, trong suốt nhưng cũng như những bọt nước lăn tròn, sớm vỡ tan. Hình ảnh “chiếc áo choàng đỏ gắt” lại là tượng trưng về dáng vẻ của một người anh hùng dũng cảm, chiến đấu hết mình, đồng thời cũng là biểu tượng cho nền văn hóa của xứ sở Tây Ban Nha xinh đẹp. Như vậy gộp chung lại, thì Lor-ca chiến đấu hăng hái tựa như một nghệ sĩ đấu bò để bảo vệ chính quê hương, đấu tranh giành lấy quyền tự do cho nhân dân, đó là một hình ảnh đẹp và kiêu hùng về người nghệ sĩ trong thơ Thanh Thảo. Tuy mạnh mẽ và kiêu hùng như thế, nhưng cũng có những lúc người nghệ sĩ cảm thấy chán chường mệt mỏi, ánh mắt cũng có những lúc lay động, hình ảnh siêu thực “vầng trăng chếnh choáng” đã xuất sắc lột tả được những cảm giác ấy. “Chếnh choáng” là một từ lạ, gắn với hình ảnh vĩ đại của thiên nhiên là vầng trăng lại càng mơ hồ và khó hiểu hơn, thế nhưng ngẫm kỹ người ta mới chợt hiểu rằng, trong đôi mắt của người anh hùng, trong bước chân rệu rã và mỏi mệt, trong cảm giác cô đơn và chán chường thì dường như mọi thứ đều như bị dịch chuyển, mơ hồ không rõ nét.

Cũng là một hình ảnh mang tính tượng trưng nhưng “áo choàng bê bết đỏ” lại đem đến những cảm giác ám ảnh không thôi, đó là bi kịch của người anh hùng dũng cảm chiến đấu trong cô đơn rồi bị ám hại một cách đau đớn. Đó là cái chết đầy bi thương, máu nhuộm áo choàng, nhuộm cả những khao khát đấu tranh vì nền độc lập, tự do của quê hương. Tương tự hình ảnh tiếng đàn ghi ta với những sắc thái khác nhau “Tiếng ghi ta nâu/ tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy/tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan/tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy” cũng đưa độc giả đến những suy tư, những liên tưởng xung quanh cái chết của Lor-ca và cuộc đời tài hoa bạc mệnh của người nghệ sĩ anh hùng thông qua hình tượng tiếng đàn.

Một hình ảnh siêu thực khác, có vai trò quan trọng nhấn mạnh tầm vóc của Lor-ca và cái chết đầy bi thảm của ông ấy là “giọt nước mắt vầng trăng/long lanh trong đáy giếng”. Đôi lúc người ta nói thơ Lor-ca quá sáng tạo, quá tượng trưng khiến độc giả khó có thể cảm nhận, tôi nghĩ có lẽ đúng, bởi thơ ông cần một sự xâu chuỗi và am hiểu rộng, như trong hình ảnh trên cũng vậy. Đâu phải ai cũng rõ rằng Lor-ca bị bắn chết và xác ông bị lũ phát xít độc tài vứt vào một cái giếng hoang, một kết cục bi thảm, cô đơn và lạnh lẽo của người anh hùng vĩ đại. Để hình tượng hóa và giảm bớt những đau đớn trước sự hy sinh ấy, Thanh Thảo đã chọn một hình ảnh vô cùng siêu thực “giọt nước mắt vầng trăng”, đó là hình ảnh đẹp, tượng trưng cho lòng thương xót to lớn của tác giả, cũng như của toàn nhân loại đối với cái chết của Lor-ca. Một cái chết mà đến thiên nhiên vĩ đại cũng phải xót thương, nhỏ giọt lệ quý giá phủ lên tấm thân người anh hùng, càng để an ủi rằng, Lor-ca không cô đơn, sự hy sinh của ông đã được trời đất chứng giám.

Thêm vào đó đặc sắc nghệ thuật của Đàn ghi ta của Lor-ca còn nằm ở lối thơ tự do, không hè theo một hình thức nào cả, điều đó dễ dàng tạo điều kiện cho tác giả được thể hiện những cảm xúc của mình, lúc ngưỡng mộ, lúc đau đớn xót xa, lúc lại lâm vào khoảng trắng suy tư rộng lớn. Bài thơ còn có kết cấu đứt đoạn, chỗ thì liền mạch như tự sự, chỗ lại ngắt quãng như đang nức nở, khiến độc giả nhiều lần phải không ngừng tư duy về ý thơ và mạch cảm xúc có phần “nhảy cóc” của tác giả. m điệu của bài thơ xen lẫn những tiếng đàn “li-la li-la li-la” mang đến âm hưởng cổ điển, suy tư và có phần lãng mạn, bi thương.

Đàn ghi ta của Lor-ca là một sáng tạo độc đáo, là đại diện xuất sắc nhất cho phong cách thơ sáng tạo mang đậm màu sắc chủ nghĩa siêu thực, tượng trưng của Thanh Thảo. Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm nằm ở những hình ảnh đầy sáng tạo, đôi phần khó hiểu vì vượt ra khỏi những quy chuẩn thông thường, mạch cảm xúc tác giả trong thơ là sự ngắt quãng, xen nhiều khoảng không gian trống, chứa đựng nhiều suy tư, kích thích sự tư duy và liên tưởng của của độc giả.

——————–HẾT—————-

Đàn ghi-ta của Lorca là bài thơ điển hình cho bút pháp siêu thực tượng trưng của Thanh Thảo. Bên cạnh bài Phân tích và bình giá chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm đàn ghi ta của Lorca, các em có thể tìm hiểu chi tiết về đặc sắc nội dung, nghệ thuật của bài thơ qua bài: Phân tích hình tượng nhân vật Lorca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo, Qua việc cảm nhận về hình tượng âm thanh tiếng đàn trong Đàn ghi ta của Lorca, chứng minh nhận định…, Hoàn cảnh sáng tác Đàn Ghita của Lorca, soạn bài Đàn ghi-ta của Lorca,…

 

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-va-binh-gia-chi-tiet-nghe-thuat-dac-sac-trong-tac-pham-dan-ghi-ta-cua-lorca/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp