Đề bài: Cảm nhận về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong truyện Chiếc lược ngà
Cảm nhận về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong truyện Chiếc lược ngà
Bạn đang xem: Cảm nhận về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong truyện Chiếc lược ngà
I. Dàn ý Cảm nhận về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong truyện Chiếc lược ngà (Chuẩn)
1. Mở bài
Đọc tác phẩm “Chiếc lược ngà”, ta thấy được tấm lòng rộng lớn, bao dung của một người cha-ông Sáu dành cho con gái của mình.
2. Thân bài
– Nỗi mong chờ, nhớ con tha thiết ngày ở chiến trường
– Bao dung và ấm áp khi gặp lại con
– Chịu đựng và thương con bởi những thiệt thòi của bé Thu khi phải xa ông từ nhỏ…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Cảm nhận về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong truyện Chiếc lược ngà tại đây.
II. Bài văn mẫu Cảm nhận về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong truyện Chiếc lược ngà (Chuẩn)
” Tình cha ấm áp như vầng thái dương
Ngọt ngào như dòng suối mát cuộc đời”
Có biết bao lời ca viết về trái tim ấm áp yêu thương của người cha dành cho những đứa con mình đầy ý nghĩa như thế. Bước vào văn học, tình cảm ấy cũng sáng ngời qua bao lời thơ, áng văn đẹp đẽ, truyện ngắn ” Chiếc lược ngà” là một tác phẩm tiêu biểu. Thông qua tác phẩm, ta thấy được tấm lòng rộng lớn, bao dung của một người cha-ông Sáu dành cho con gái của mình.
Ông Sáu vốn là một người nông dân Nam Bộ, đất nước chiến tranh, ông cũng phong ra chiến trường hiểm nguy tranh đấu, góp phần mình cho đất nước thân yêu. Ngày rời đi bé Thu vừa tròn một tuổi, hình ảnh về đứa con thân yêu luôn thường trực trong tâm trí, trong nỗi nhớ da diết của một người cha. Ông luôn khao khát gặp lại đứa con thơ của mình. Rồi ngày nghỉ phép cũng tới, mấy năm ròng xa cách càng làm lòng ông đau nhói khi nghĩ về con, ông háo hức, mong đợi được thấy con, được ôm con vào lòng mình cho thoát nỗi nhớ mong. Lòng ông non nao vô bờ, khi chiếc xuồng chưa cập bến, thoáng thấy bé Thu dưới góc xoài, ông bước vội vàng trên những bước dài, ôm chầm lấy đứa con run run xúc động, nghẹn ngào” Ba đây con”. Tiếng ba sao mà thân thương đến vậy, gặp lại Thu ông như được bù đắp hết thảy những khó khăn gian khổ nơi chiến trường, trong lòng ông Sáu giờ đây chỉ còn cô con gái bé bỏng mà thôi, chẳng còn một nỗi khó khăn nào xâm chiếm. Nhưng trớ trêu thay, vết thẹo dài trên má đã khiến bé Thu không nhận ra cha. Ông Sáu đau khổ, sững sờ và thất vọng vô cùng. Đúng rồi! Còn gì buồn hơn khi chính người ta thương lại không nhận ra ta, ông nghẹn đắng khi chợt nhận ra rằng, chiến tranh đã khiến ông phải chấp nhận nỗi đau con không nhận ra mình. Nhưng không vì vậy mà ngừng thương bé, ông Sáu càng thương bé nhiều hơn. Những ngày ở nhà, ông cố gắng làm mọi thứ để được gần con nhiều hơn, trong bữa cơm gia đình,ông gắp những đồ ăn ngon. Thời gian bên vợ con ông luôn trân trọng, dành dụm từng chút một. Khi bé Thu hỗn, ông lỡ đánh con đó là điều mà không một người cha nào mong mình làm nhiều vậy, ông đau lòng và ân hận vô cùng.
Khi bé Thu nhận ra mình qua lời ngoại giải thích, được con ôm chặt không rời ông vui mừng khôn xiết. Tiếng ” ba” trong trẻo cất lên xé lòng, tiếng bà mà ông chờ đợi bấy lâu. Rồi ông hứa sẽ mua cho bé một chiếc lược mà em mong bấy lâu. Ngày trở lại căn cứ, nỗi ân hận khi lỡ đánh con khiến ông nhói lòng. Nhặt được chiếc ngà voi ông vui mừng khôn xiết, người cha ấy tỉ mỉ từng chút một làm chiếc lược ngà bằng tất thảy tình yêu thương vô bờ, thứ tình cảm lớn lao của cha dành cho con. Ông thận trọng khắc lên dòng chữ thân thương. Chiếc lược thật quý giá và thiêng liêng vô bờ, chiếc lược chứa chan nỗi mong nhớ, tình thương, trách nhiệm và kết nối tình cha con. Chiếc lược ấy là cả một bầu trời mộng ước của bé Thu, cả một niềm tin lớn của cha dành cho con gái thân yêu. Mỗi lúc rảnh rỗi ông luôn lấy nó ra ngắm cho vơi đi nỗi nhớ con gái trong lòng mình.
Ngày bom đạn chiến trường ác liệt, ông Sáu bị thương nặng, trước khi nhắm mắt, ông không quên gửi gắm kỷ vật yêu thương cho con gái mình. Đến giây phút cuối cùng của cuộc đời, vẫn là hình ảnh con gái trong ông, bé Thu chính là món quà lớn và tuyệt vời nhất mà cuộc đời đã dành cho ông.
Chao ôi! Có điều gì có thể sánh được tình cảm dạt dào, lớn lao như thế. Ông Sáu chính là hình ảnh biểu tượng cho bao người cha vĩ đại trên cuộc đời này. Những người đã hy sinh thầm lặng vì hạnh phúc, niềm vui của con, của gia đình. Đọc tác phẩm, em càng thêm hiểu được những mất mát mà chiến tranh gây ra, hiểu hơn những tình cảm dạt dào của bao người cha trên cuộc đời. Từ đó thêm yêu ,thêm quý hoà bình, càng thêm kính trọng và yêu thương cha mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng thành công sớm, để khi cha mẹ già đi có thể phụng dưỡng, đền đáp công ơn to lớn của người.
—————–HẾT——————-
Chiếc lược ngà truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết về tình cảm cha con thiêng liêng trong chiến tranh. Cùng với bài văn mẫu Cảm nhận về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong truyện Chiếc lược ngà, các bạn có thể củng cố, nâng cao hiểu biết về tác phẩm nổi tiếng này thông qua những bài văn mẫu như: Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà, Tình cảm cao đẹp của ông Sáu với con trong truyện Chiếc lược Ngà của Nguyễn Quang Sáng, Cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà, Suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong chiến tranh qua văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp