Dàn ý nghị luận về câu nói: Thiếu sức tưởng tượng, tri thức không có tiềm năng phát triển

0
131
Rate this post

dan y nghi luan ve cau noi thieu suc tuong tuong tri thuc khong co tiem nang phat trien

Dàn ý nghị luận về câu nói: Thiếu sức tưởng tượng, tri thức không có tiềm năng phát triển
 

I. Dàn ý nghị luận về câu nói Thiếu sức tưởng tượng, tri thức không có tiềm năng phát triển (Chuẩn)

1. Mở bài

Bạn đang xem: Dàn ý nghị luận về câu nói: Thiếu sức tưởng tượng, tri thức không có tiềm năng phát triển

Tri thức chính là nền tảng cho sự phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng. Bởi vậy mà có người từng nhận định rằng: “Thiếu sức tưởng tượng, tri thức sẽ không có tiềm năng phát triển”.

2. Thân bài

– Cắt nghĩa câu nói:
+ “Tri thức” là những kiến thức mà ta nắm bắt, ta hiểu biết được qua quá trình học tập và lĩnh hội.
+ “Trí tưởng tượng” là khả năng nhìn xa, liên tưởng ra những bước đường, hướng phát triển, hướng vận dụng phù hợp với tri thức.
=> Nếu tri thức là nền tảng thì trí tưởng tượng là cơ sở khơi dậy tiềm năng của trí thức, để nó phát huy hết những tác dụng của chính mình trong đời sống.

– Dẫn chứng về vai trò của trí tưởng tượng:
+ Những giám đốc kinh doanh đều dùng trí tưởng tượng của mình để mở ra những “viễn cảnh” của từng thị trường tiêu thụ → Đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
+ Những nhà sáng tạo, chuyên gia thiết kế cũng dùng trí tưởng tượng của mình để tạo nên những sản phẩm phù hợp và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
+ Một biên kịch phim muốn có một bộ phim hay phải bằng quan sát, suy nghĩ và tưởng tượng trong từng tình huống, đi theo từng diễn biến, tạo ra những tình tiết hấp dẫn, gay cấn lôi cuốn người xem.

– Vai trò của trí tưởng tượng đối với học sinh:
+ Khi học môn toán, đặc biệt là hình học không gian, chúng ta phải dùng óc tưởng tượng của mình một cách tốt nhất để giải quyết vấn đề
+ Với môn Vật lý, Hoá học, Sinh học chúng ta cũng cần có trí tưởng tượng phong phú để đưa ra các cách giải thích, lý giải các hiện tượng.
+ Với môn văn học, trí tưởng tượng giúp ta thấu hiểu hơn những nỗi đau khổ của nhân vật.
– Không được đánh đồng tưởng tưởng với ảo tượng, xa rời thực tế

3. Kết bài

Muốn phát triển không thể nghèo sức tưởng tượng, muốn giàu có không thể làm những cái mà người khác đã làm, phải khác biệt và duy nhất, phải sáng tạo mới bền vững và tạo sức thu hút, hấp dẫn.
 

II. Bài văn mẫu nghị luận về câu nói Thiếu sức tưởng tượng, tri thức không có tiềm năng phát triển

Tri thức chính là nền tảng cho sự phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng. Tri thức có vai trò rất quan trọng trong mọi thời đại, song , nếu tri thức chỉ dựa trên lý thuyết mà không có sự tưởng tượng, óc sáng tạo thì sẽ không được tận dụng và phát triển tối đa. Bởi vậy mà có người từng nhận định rằng: “Thiếu sức tưởng tượng, tri thức sẽ không có tiềm năng phát triển”.

“Tri thức” là những kiến thức mà ta nắm bắt, ta hiểu biết được qua quá trình học tập và lĩnh hội. “Trí tưởng tượng” là khả năng nhìn xa, liên tưởng ra những bước đường, hướng phát triển, hướng vận dụng phù hợp với tri thức. Trí tưởng tượng giúp tri thức được vận dụng một cách linh hoạt trong từng điều kiện hoàn cảnh phù hợp từ đó ngày càng phát triển nhằm đạt được mục đích cuối cùng của con người…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu hoàn chỉnh Nghị luận về câu nói: Thiếu sức tưởng tượng, tri thức không có tiềm năng phát triển tại đây.

 

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-nghi-luan-ve-cau-noi-thieu-suc-tuong-tuong-tri-thuc-khong-co-tiem-nang-phat-trien/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp