Phân tích những điểm tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương

0
143
Rate this post

Đề bài: Phân tích những điểm tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương

phan tich nhung diem tuong dong trong tho nguyen khuyen va tu xuong

Phân tích những điểm tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương

Bạn đang xem: Phân tích những điểm tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương

 

I. Dàn ý phân tích những điểm tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Chuẩn)

* Điểm tương đồng:

– Nội dung:
+ Cả hai đều thể hiện tâm sự yêu nước trước sự đổi thay của thời cuộc.
+ Ngòi bút trào phúng thâm thúy, sâu cay.

– Nghệ thuật:
+ Thơ chữ Nôm đặc sắc…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý phân tích những điểm tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương tại đây

 

II. Bài văn mẫu Phân tích những điểm tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Chuẩn)

Được biết đến là hai nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XIX, Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nhiều điểm tương đồng trong phong cách sáng tác. Chính điều này đã tạo nên hiện tượng giao thoa gặp gỡ độc đáo trong văn học.

Trước tiên, cả hai nhà thơ đều thể hiện những tâm sự yêu nước trước sự đổi thay của thời cuộc. Đó là tiếng nói bất lực trước hoàn cảnh nước mất nhà tan của Nguyễn Khuyến:

“Vốn không thực học phù thời loạn
Uổng chút hư danh đỗ đại khoa”.

Hay là lời đau xót của Tú Xương trong bài “Vịnh khoa thi Hương:

” Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”.

Cả hai đều là những Nho sĩ của thời loạn, cuối thế kỉ XVIII xã hội có nhiều biến động, khủng hoảng thời cuộc. Đất nước rơi vào tay thực dân Pháp, thời đại này dân tộc ta rơi vào khủng hoảng toàn diện về tư tưởng và văn hóa. Xót xa và bất lực trước tình cảnh đất nước, hai nhà thơ đều gửi gắm những tâm sự của mình qua trang viết.

Bên cạnh đó, cả hai nhà thơ đều gặp gỡ nhau ở ngòi bút trào phúng sâu cay. Tiếng cười của hai nhà thơ trước tiên để chế nhạo, châm biếm sâu cay, đả kích quyết liệt các hiện tượng nhố nhăng đương thời. Nguyễn Khuyến bày tỏ tiếng cười của lương tâm khi chế giễu dáng vẻ vô cảm của những kẻ tham gia trò chơi ngày hội Tây ở xứ thuộc địa:

“Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,
Tham tiền cột mỡ lắm anh leo”.

Tú Xương cũng bày tỏ tiếng cười đả kích tình trạng suy đồi của Nho học cùng với những cảnh chướng tai gai mắt trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta:

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa”. (Vịnh khoa thi Hương)

Không chỉ vậy, ở cả hai nhà thơ người đọc đều bắt gặp tiếng cười tự trào, tiếng cười chính bản thân mình. Ở Nguyễn Khuyến, đó là tiếng cười cái vô tích sự của mình – một kẻ khoa bảng mà nửa cuộc đời sống phí:

Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.

Ở Tú Xương, đó là tiếng cười tự trách bản thân khi để người vợ của mình phải vất vả, bươn chải nuôi cả gia đình:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!

Không chỉ gặp gỡ nhau về đặc điểm nội dung mà cả hai nhà thơ còn có sự tương đồng về nghệ thuật. Cả hai đều sử dụng thơ chữ Nôm đặc sắc cùng ngôn ngữ của sinh hoạt đời thường, dân dã, bình dị và có phần hóm hỉnh.

Như vậy, cả hai nhà thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều có những điểm tương đồng trong sáng tác. Chính điều này đã tạo nên điểm gặp gỡ thú vị trong bức tranh phong cách của các nhà thơ trung đại Việt Nam.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-nhung-diem-tuong-dong-trong-tho-nguyen-khuyen-va-tu-xuong/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp