Dàn ý Từ bài Bàn về phép học, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành
I. Dàn ý Từ bài Bàn về phép học, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành (Chuẩn)
1. Mở bài
Bạn đang xem: Dàn ý nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành qua bài Bàn về phép học
*Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu nhận định
· Tác giả La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, tác phẩm “Bàn về phép học”
· Mối quan hệ chặt chẽ giữa học với hành
2. Thân bài
· “Học” là gì?: Là quá trình con người tiếp thu kiến thức, trí tuệ, kỹ năng, kinh nghiệm của nhân loại
· Vai trò của việc học: Trau dồi vốn sống, hoàn thiện nhân cách và làm chủ bản thân, tự khẳng định giá trị của mình, góp phần phát triển xã hội
· “Hành” là gì?: Là quá trình thực hành, vận dụng những kiến thức đã được học, những điều đã được biết vào trong công việc, cuộc sống
· Vai trò của việc hành: Giúp chúng ta va chạm cuộc sống, giàu trải nghiệm và kích thích sự sáng tạo của con người từ đó giúp ta học tập ngày càng chất lượng và hiệu quả hơn
· Mối quan hệ mật thiết giữa học với hành: Học phải đi đôi với hành, học phải để hành, hai hoạt động này phải gắn liền với nhau, không để tách rời
· Nếu có học mà không có hành: Lý thuyết có cao siêu đến mấy cũng chỉ tốn thời gian, công sức của người học, không giúp ích gì cho công việc, cuộc sống
· Nếu có hành mà không có học: Mọi việc đều không trôi chảy, kém hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội
3. Kết bài
Khẳng định mối quan hệ giữa học với hành: Học phải đi đôi với hành, nếu tách rời học với hành thì việc học sẽ trở nên vô ích, việc hành sẽ trở nên vô dụng, phương châm này là hoàn toàn đúng đối với mọi cá nhân, cấp độ và thời đại.
II. Bài văn mẫu Từ bài Bàn về phép học, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành (Chuẩn)
Một trong những mục đích lớn nhất của việc học tập đó chính là phục vụ thiết thực cho cuộc sống của chúng ta, nghĩa là việc học phải gắn liền với cuộc sống, mang lại giá trị cho cuộc sống. Để có thể thực hiện được điều đó, nhất định phải gắn liền học đi đôi với hành, trong bài “Bàn về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã khẳng định mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và mật thiết giữa học và hành.
Để nắm rõ được mối quan hệ giữa học và hành, trước tiên ta phải hiểu về hai khái niệm này. “Học” là quá trình con người tiếp thu kiến thức, trí tuệ, kỹ năng, kinh nghiệm của nhân loại, có nhiều phương pháp và cách thức học khác nhau, có thể học trên trường lớp, học qua bạn bè, và học trong đời sống hằng ngày. Việc học có vai trò rất quan trọng đối với con người, có học tập con người mới có tri thức, tri thức quyết định đến sự tồn tại và phát triển của đời sống xã hội. Học giúp cho con người trau dồi vốn sống, hoàn thiện nhân cách và làm chủ bản thân, tự khẳng định giá trị của mình, góp phần phát triển xã hội. Học là một quá trình, không thể học ngày một ngày hai vì kiến thức nhân loại là vô tận, phải học tập không ngừng và phải xây dựng cho mình những phương pháp học tập phù hợp, hiệu quả…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Từ bài Bàn về phép học, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành tại đây.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp