Nghị luận xã hội về câu nói: Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia

0
176
Rate this post

Đề bài: Nghị luận xã hội về câu nói: Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia

nghi luan xa hoi ve cau noi co nhan hau moi biet dong cam va se chia

Nghị luận xã hội về câu nói: Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia
 

Bạn đang xem: Nghị luận xã hội về câu nói: Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia

I. Dàn ý Nghị luận xã hội về câu nói: Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu câu nói: ” Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia”

2. Thân bài

– Giải thích câu nói:
+ Đồng cảm: Có cùng cảm xúc, suy nghĩ với nhau
+ Sẻ chia: Chia sẻ khó khăn…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Nghị luận xã hội về câu nói: Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia tại đây

 

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội về câu nói: Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia (Chuẩn)

Con người có một trái tim nhỏ bé nhưng ý chí, khát vọng thật vô biên. Thật vậy người ta luôn muốn làm nên những điều vĩ đại, những câu chuyện để ngàn đời sau còn nhớ đến, thế nhưng không phải chuyện gì cũng dễ dàng, luôn có khó khăn và thử thách, có vấp ngã và tổn thương. Đúng vậy, cuộc sống luôn tiềm ẩn những thử thách, khó khăn khiến chúng ta mỏi mệt, tuy nhiên chúng ta đều có thể vượt qua nếu biết đồng lòng, quan tâm và sẻ chia với nhau. Và để làm được điều đó thì mỗi người cần phải có một trái tim nhân hậu, điều này đúng với ý nghĩa của câu nói: ” Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia”.

Cuộc sống luôn tiềm ẩn những bất ngờ khiến cho cuộc đời lúc thăng lúc trầm như những bậc thang đi lên rồi đi xuống. Không một ai đạt được thành công mà không phải trải qua thất bại và cũng chẳng ai may mắn không phải nếm trải đau thương. Đã có những lúc khó khăn, những lúc tưởng chừng như gục ngã, thế nhưng nhờ có sự đồng cảm, sẻ chia chúng ta có thể tự đứng dậy, bắt đầu cuộc đời mình một lần nữa. Vậy đồng cảm và sẻ chia là gì? Tại sao nó lại có ý nghĩa lớn đến vậy?

Trước tiên đồng cảm là cảm xúc chỉ có ở con người, là sự cảm thông, cùng vui cùng buồn giữa một hay nhiều người với nhau, họ có cùng cảm xúc, cùng suy nghĩ với nhau. Dĩ nhiên không phải ai cũng biết cảm thông, chia sẻ với người khác, người sống chỉ biết lấy bản thân mình, sống ích kỷ sẽ chẳng bao giờ biết đến sự cảm thông. Cảm thông còn thể hiện lòng nhân hậu giữa những con người với nhau, có thể đó là chuyện mà họ đã trải qua, đã tự mình nếm trải nên bản thân họ cũng hiểu rõ được sự mất mát, được nỗi đau đớn đó, nhưng không phải chỉ có trải qua rồi con người ta mới có thể đồng cảm cho nhau. Mỗi người đều có cách cảm nhận và suy nghĩ riêng của mình, nếu họ chịu khó lắng nghe, cố gắng hiểu thì họ cũng hiểu phần nào được nỗi đau ấy để rồi từ đó mà đồng cảm, san sẻ với nhau.

Nói đến đồng cảm thì không thể không nói đến việc sẻ chia, cũng như suy nghĩ và hành động chẳng thể tách rời. Đồng cảm là có chung cảm nhận với người khác, hiểu được nỗi đau, nỗi mất mát ấy rồi thì đương nhiên chúng ta phải hành động. Sẻ chia có nghĩa là san sẻ, là chia sẻ với người khác nhằm xoa dịu nỗi đau của họ. Sẻ chia không nhất thiết phải là vật chất, nếu bạn không có khả năng về kinh tế, không thể ủng hộ những số tiền từ thiện kia thì bạn cũng có thể lắng nghe, dành ra những khoảng thời gian của mình để làm từ thiện, lắng nghe tâm sự của người khác và cho họ những lời khuyên đúng đắn.

Đồng cảm và sẻ chia không chỉ bó hẹp trong phạm vi giữa những người gặp khó khăn mà nó còn mở rộng hơn nữa. Chắc hẳn ai ai cũng từng nghẹn ngào xúc động khi cùng mọi người đứng dưới lá cờ tổ quốc, cùng nhau cất lên bài quốc ca quen thuộc, cảm xúc ấy cũng là đồng cảm nhưng đó là niềm tự hào, là cảm xúc hãnh diện về dân tộc, là lòng yêu nước mà chúng ta đều có trong mình. Chúng ta yêu thương và san sẻ giúp đỡ nhau, nhiều tổ chức tình nguyện với những mục đích cao cả được thành lập ra. Đó là những hoạt động quyên góp giúp đỡ trẻ em nghèo, nhân dân miền núi gặp khó khăn, san sẻ nỗi đau với những thương binh, những bà mẹ Việt Nam anh hùng. Nhiều người còn không ngại khó, ngại khổ đến miền núi công tác và làm việc nhằm cải thiện đời sống của nhân dân miền núi, họ từ bỏ cuộc sống tấp nập nơi thành thị để sống và làm việc nơi khó khăn khốn khó như vậy chẳng phải đều bắt nguồn từ lòng đồng cảm, từ cảm xúc thiêng liêng của con người hay sao?

Như vậy đồng cảm và sẻ chia có vai trò rất lớn đối với cá nhân và xã hội. Đồng cảm sẻ chia giúp cho mỗi cá nhân thêm hiểu nhau hơn từ đó tạo nên những mối quan hệ bền vững, đồng cảm sẻ chia tiếp thêm nghị lực để con người vượt qua khó khăn, thể hiện được truyền thống tương thân tương ái cao đẹp của dân tộc. Với xã hội thì đồng cảm và sẻ chia là điều không thể thiếu. Nhờ có đồng cảm, sẻ chia mà con người ta thêm yêu cuộc sống từ đó gắn kết với nhau thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc. Không một ai bị bỏ rơi, không một ai đơn lẻ trong cuộc sống này, chúng ta đều có trái tim, biết đồng cảm và sẻ chia trước nỗi đau của người khác đó là một cử chỉ cao đẹp thể hiện tinh thần nhân đạo.

Biết được vai trò và tầm quan trọng của sự đồng cảm và sẻ chia thế nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Không phải ai cũng có thể gạt đi cảm xúc cá nhân, gạt bỏ những hiềm khích trước đó để sẵn sàng thông cảm, đồng cảm với người khác. Để làm được điều đó thì con người rất cần có sự nhân hậu, nhân hậu và khoan dung trong cách nhìn nhận sự việc, trong cách thấu hiểu con người, chỉ có như thế thì chúng ta mới nhận ra sự đáng thương nhiều hơn là đáng trách của mỗi con người. Nhân hậu là một phẩm chất tốt đẹp, đồng thời là một biểu hiện của một trái tim giàu yêu thương. Nhờ có tình yêu thương mà con người học được cách trân trọng, biết thấu cảm, xót xa trước sự khổ đau, bất hạnh của người khác, rồi bằng trái tim nhân hậu đầy yêu thương của mình mỗi người sẽ tự thôi thúc mình có những hành động cụ thể để giúp đỡ, sẻ chia gánh nặng, san sẻ những nỗi đau mà người khác đang phải chịu đựng. Nhờ có lòng nhân hậu mà con người ta trở nên tốt đẹp hơn, sống có ích và nhân đạo hơn với mọi người và xã hội mình đang sống.

Đồng cảm và sẻ chia là truyền thống đạo đức quý báu của dân tộc thế nhưng lại có kẻ lợi dụng nó để chuộc lợi, làm giàu cho bản thân mình. Biết bao kẻ đi ngược với đạo đức con người để làm nên những chuyện táng tận lương tâm. Nhiều kẻ lừa đảo, giả nghèo giả khổ nhằm van xin lấy sự thương hại của mọi người, chúng lừa lấy lòng tin của mọi người để làm đầy túi tiền của mình. Những việc làm lợi dụng niềm tin, sự thương cảm của con người như thế có xứng đáng gọi là người hay chỉ là phần con lớn hơn phần người?

Trong mỗi chặng đường, mỗi cuộc hành trình của cuộc đời đều ẩn chứa những điều mới lạ. Có thể là khó khăn, tổn thương mất mát nhưng cũng có thể là thành công và hạnh phúc không ngờ. Đằng sau thành công của mỗi người luôn có sự đồng cảm và sẻ chia, luôn có những điểm tựa vững chắc để mỗi người có thể tựa vào. Đồng cảm và sẻ chia mang lại sức mạnh to lớn nó góp phần xây dựng nên một xã hội giàu đẹp, nhân đạo hơn.

———————HẾT————————–

Bên cạnh bài nghị luận xã hội về câu nói: Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia, các em có thể tham khảo thêm những bài nghị luận có cùng chủ đề khác như: Nghị luận về câu nói: Người hạnh phúc là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người khác, Nghị luận về câu nói Dân tộc ta chủ yếu sống bằng tình thương, Nghị luận về câu nói: Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm, Nghị luận xã hội về lẽ sống đẹp ở đời qua câu nói: Ôi, sống đẹp là thế nào hỡi bạn.

 

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/nghi-luan-xa-hoi-ve-cau-noi-co-nhan-hau-moi-biet-dong-cam-va-se-chia/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp