Dàn ý nghệ thuật miêu tả tâm lí của Kim Lân qua nhân vật bà cụ Tứ

0
104
Rate this post

I. Dàn ý nghệ thuật miêu tả tâm lí của Kim Lân qua nhân vật bà cụ Tứ

1. Mở bài
– Giới thiệu về nhà văn Kim Lân.
– Giới thiệu về tác phẩm “Vợ nhặt” và nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật bà cụ Tứ.

2. Thân bài
a. Nét tâm lí của bà cụ Tứ trong đêm đầu tiên Tràng có vợ
– Người mẹ nghèo ngạc nhiên, bất ngờ khi thấy người đàn bà lạ xuất hiện trong nhà mình.
– Sau đó, khi hiểu ra cơ sự, bà cảm thấy tủi thân, tủi phận, lo lắng.
– Đối với người “vợ nhặt”, bà cụ Tứ thương xót và thể hiện vẻ đẹp của tình người qua những câu nói ân cần đầy sự quan tâm.
– Bà cụ Tứ lo lắng cho tương lai của các con trong nạn đói.

b. Nét tâm lí khi bà cụ Tứ trong sáng hôm sau sau khi Tràng có vợ
– Tâm trạng của bà cụ Tứ diễn biến phức tạp, là người nói nhiều nhất về phía trước, về tương lai.
– Trong lòng bà vẫn có những nỗi buồn, lo âu.
– Nổi bật nhất là nét tâm lí lạc quan: bà cụ động viên các con về tương lai với niềm tin tưởng và niềm hạnh phúc.

Bạn đang xem: Dàn ý nghệ thuật miêu tả tâm lí của Kim Lân qua nhân vật bà cụ Tứ

3. Kết bài
* Đánh giá về nghệ thuật miêu tả tâm lí của Kim Lân qua nhân vật bà cụ Tứ
– Thể hiện rõ tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc miêu tả tâm lí nhân vật.
– Làm nổi bật những vẻ đẹp tâm hồn của bà cụ Tứ.
 

II. Bài văn mẫu nghệ thuật miêu tả tâm lí của Kim Lân qua nhân vật bà cụ Tứ

Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, Kim Lân được biết đến là một cây bút chuyên viết về truyện ngắn với mảng đề tài quen thuộc hướng về người nông dân. Tác phẩm “Vợ nhặt” được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962) là minh chứng cho điều này. Trong truyện ngắn này, một trong những sáng tạo đặc sắc của nhà văn Kim Lân là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là diễn biến tâm lí của bà cụ Tứ – người mẹ nông dân hiền lành, phúc hậu.

Trong “Vợ nhặt”, Kim Lân đã xây dựng được hình tượng người mẹ – bà cụ Tứ với diễn biến tâm trạng thật phức tạp và sinh động từ buổi tối ngày hôm trước cho đến buổi sáng ngày hôm sau khi anh cu Tràng có vợ. Nét tâm trạng đầu tiên của bà cụ Tứ khi lật đật theo con từ ngõ vào nhà là sự ngạc nhiên, bất ngờ. Khi nhìn thấy có người phụ nữ lạ trong nhà mình, người mẹ bỗng nhiên “đứng sững lại” và chất vấn bản thân bằng những câu hỏi đầy băn khoăn: “Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ. Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia. Sao lại chào mình bằng u?”, “Ai thế nhỉ”, “Ô hay, thế là thế nào nhỉ”. Tất cả những ngạc nhiên, ngỡ ngàng của bà cụ xuất phát từ việc bà chưa bao giờ nghĩ đến việc có một ngày anh cu Tràng sẽ lấy vợ trong hoàn cảnh trớ trêu và tội nghiệp này…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu: Nghệ thuật miêu tả tâm lí của Kim Lân qua nhân vật bà cụ Tứ

——————-HẾT———————-

Các em cùng đón đọc thêm một số dàn ý mẫu khác trong tuyển tập tài liệu Bài văn hay lớp 12 của chúng tôi, ngoài dàn ý nghệ thuật miêu tả tâm lí của Kim Lân qua nhân vật bà cụ Tứ như: Chứng minh nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt vô danh nhưng không vô nghĩa; Dàn ý phân tích bài thơ Tây Tiến; Phân tích hình ảnh gia đình khi có người vợ nhặt trong truyện Vợ nhặt; Dàn ý phân tích và bình giá trị chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm Vợ nhặt;…

 

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-nghe-thuat-mieu-ta-tam-li-cua-kim-lan-qua-nhan-vat-ba-cu-tu/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp