Chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam qua truyện ngắn Làng

0
112
Rate this post

Đề bài: Chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam qua truyện ngắn Làng

chuyen bien moi trong tinh cam cua nguoi nong dan viet nam qua truyen ngan lang

Chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam qua truyện ngắn Làng

Bạn đang xem: Chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam qua truyện ngắn Làng

I. Dàn ý Chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam qua truyện ngắn Làng (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về truyện ngắn Làng của Kim Lân.

2. Thân bài

* Khái quát về nhân vật ông Hai:
– Người nông dân hiền lành, chất phác
– Ở nơi ngụ cư, lúc nào ông cũng nhớ về ngôi làng chợ Dầu của mình.
– Yêu làng, có tấm lòng gắn bó sâu sắc với làng. Ông luôn theo dõi những tin tức của làng mình qua phòng thông tin đọc báo.
– Tự hào về truyền thống đấu tranh của làng

* Chuyển biến trong tình cảm của ông Hai qua tình huống éo le:

– Tình huống: Làng chợ Dầu theo giặc

– Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:
+ “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi…”, ông không dám tin điều mình vừa nghe là sự thật.
+ Từ niềm tin, niềm tự hào về ngôi làng trở thành niềm tuyệt vọng, xót xa. Càng yêu làng ông càng đau khổ khi nghĩ về làng mình với cái tiếng việt gian.
+ Sau cái ngày nghe tin, ông luôn cảm thấy xấu hổ, tủi nhục.
+ Trách những người bà con, đồng đội cũ vì đã phản bội cách mạng.

– Ông Hai đã đưa ra lựa chọn khó khăn: đứng về phía cách mạng “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
–> Đây là một quyết định rất cao đẹp và đúng đắn, ông đã gạt bỏ những tình cảm riêng tư để hướng tới tương lai, niềm vui chung của đất nước, của dân tộc.
=> Tình yêu nước của ông rât đỗi sâu nặng và thiêng liêng, đó là niềm tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng, vào cụ Hồ , vào cuộc kháng chiến cả dân tộc , “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”.

– Khi tin làng Chợ Dầu được cải chính:
+ “Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui , rạng rỡ hẳn lên”.
+ Bao ngày đau khổ giờ bỗng phấn khích, đi đâu ông cũng khoe làng ông bị đốt nhẵn, nhà ông bị đốt sạch.
=> Ông Hai – một người nông dân giàu tình yêu quê hương đất nước – là đại diện tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

3. Kết bài

Khái quát chung

II. Bài văn mẫu Chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam qua truyện ngắn Làng

1. Chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam qua truyện ngắn Làng, mẫu 1 (Chuẩn)

Tình yêu làng, yêu quê hương đất nước là những tình cảm tốt đẹp trong lòng mỗi người dân. Và có lẽ, nó cũng là một đề tài xuyên suốt trong hầu hết mọi tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ. Nhà văn Kim Lân đã khắc hoạ tình yêu ấy qua một tác phẩm rất tiêu biểu và đặc sắc, trở thành một biểu tượng nghệ thuật bất hủ. Đó là truyện ngắn Làng, cùng viết về đề tài nông dân nhưng được biểu hiện trên một phương diện mới qua một tình huống bất ngờ và trớ trêu để bộc lộ tình yêu đất nước của ông Hai nói riêng và tình yêu nước của nhân dân Việt Nam nói chung thời kì cách mạng chống Pháp.

Ông Hai mang những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân từ bao đời: Hiền lành, chất phác, chăm chỉ, chịu thương chịu khó và tình yêu sâu sắc với nơi chôn rau cắt rốn của mình. Ngày giặc đến làng, cả gia đình ông phải tản cư nơi miền khác. Khi xa làng, ông luôn nghĩ về ngôi làng của mình với bao niềm thiết tha và thương mến. Nghĩ về làng, “ông thấy mình như trẻ ra”, bao nhiêu kỉ niệm cùng những người anh em của mình trở về trong kí ức:

” Ồ, sao độ ấy mà vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, cũng bông phèng, cũng đào, cũng cuốc, mê man suốt ngày Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc là còn khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá”. Ông yêu làng của mình và nhớ da diết cái làng ấy. Ông luôn mong mình trở về để tham gia vào kháng chiến chống giặc, là người rất có trách nhiệm với công cuộc kháng chiến. Tình yêu làng của ông Hai bắt nguồn từ những điều gần gũi và bình dị, mở rộng ra là tình yêu lớn lao với kháng chiến, với Tổ quốc.

Nhắc đến Chợ Dầu, ông luôn tự hào và trong ánh mắt ngời sáng bao niềm vui. Ông căm ghét lũ giặc cướp nước. Ông luôn theo dõi những tin tức của làng mình qua phòng thông tin đọc báo. Ông vờ xem tranh để nghe những thông tin về đất nước, khi nghe được tin thắng lợi của quân ta, tin quân địch bị tập kích “ruột gan ông lão cứ múa cả lên”. Ông yêu kháng chiến và quan tâm nồng nhiệt đến kháng chiến.

chuyen bien moi trong tinh cam cua nguoi nong dan viet nam qua truyen ngan lang

Bài văn Phân tích Chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam qua truyện ngắn Làng

Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, thì “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không thở được”. Ông nghẹn ngào không nói nên lời, cứ cúi gằm mặt xuống. Từ niềm tin, niềm tự hào về ngôi làng trở thành niềm tuyệt vọng, xót xa. Ông không dám tin điều mình vừa nghe là sự thật. Càng yêu làng ông càng đau khổ khi nghĩ về làng mình với cái tiếng việt gian. Ông thắc mắc, nghi ngờ vào cái điều mà người ta nói về làng ông. Sau cái ngày nghe tin, ông luôn cảm thấy xấu hổ, tủi nhục. Lúc về đến nhà, lão nhìn lũ con rồi tủi thân mà giàn giụa nước mắt. Lão thương các con: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?…”, lão thương cho chính mình, cho ngôi làng và thương cho kháng chiến. Tình yêu làng càng lớn thì nỗi tủi hổ ấy càng sâu đậm. Nhiều ngày, ông không dám ra ngoài, quanh quẩn trong ngôi nhà chật hẹp mà nghe ngóng tin tức. “Nghe ngóng xem tình hình bên ngoài ra sao? Một đám đông xúm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông… là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”.

Dường như, trong tâm trí ông lúc này là sự đau đớn đến cùng cực, tuyệt vọng đến cùng cực, làng ông theo Tây nghĩa là làng ông phản bội kháng chiến, phản bội cụ Hồ.

Làng Chợ Dầu là máu thịt của ông, cách mạng là ánh sáng của cuộc đời ông, của gia đình và của dân tộc. Ông Hai đứng giữa hai bờ lựa chọn: hoặc về làng theo Tây, hoặc từ bỏ làng theo kháng chiến. Cuối cùng, ông khẳng định: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Đây là một quyết định rất cao đẹp và đúng đắn, ông đã gạt bỏ những tình cảm riêng tư để hướng tới tương lai, niềm vui chung của đất nước, của dân tộc. Tình yêu nước của ông rât đỗi sâu nặng và thiêng liêng, đó là niềm tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng, vào cụ Hồ , vào cuộc kháng chiến cả dân tộc , “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”.

Khi tin làng Chợ Dầu được cải chính “Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui , rạng rỡ hẳn lên”. Bao ngày đau khổ giờ bỗng phấn khích, đi đâu ông cũng khoe làng ông bị đốt nhẵn, nhà ông bị đốt sạch. Ông chứng minh cho mọi người rằng Chợ Dầu không phản bội cách mạng, không theo Tây. Với mỗi người nông dân, căn nhà như là một cơ nghiệp bền vững nhưng sự mất mát vật chất ấy không thể sánh được với danh dự, với tinh thần cách mạng lớn lao. Điều đó, như một khẳng định chắc chắn về tình yêu làng, lòng trung thành với cách mạng trong ông.

Kim Lân đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật ông Hai – một người nông dân giàu tình yêu quê hương đất nước – là đại diện tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Có ý thức giác ngộ cách mạng từ sớm, trung thành với kháng chiến, tình yêu bình dị với làng quê thống nhất trong tình yêu của đất nước, dân tộc.

2. Chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam qua truyện ngắn Làng, mẫu 2 (Chuẩn)

Kim Lân vốn xuất thân là nông dân, thế nên trong nền văn xuôi Việt Nam, tác phẩm của ông thể hiện rõ sự am hiểu về người nông dân, về cuộc sống của họ nơi làng quê dân dã. Thậm chí khi nói về mình và đời văn của mình Kim Lân nói: “Tôi vốn là một anh nông dân, cho nên mỗi khi viết về cái đề tài này thì tôi dốc mình ra mà viết”. Kim Lân cũng giống như Nam Cao khi viết ông luôn luôn hóa thân, nhập tâm vào nhân vật để khai thác cho triệt để cái nội tâm sâu sắc của nhân vật. Trong suốt đời văn của mình có lẽ Làng được xem là truyện ngắn xuất sắc nhất trong các tác phẩm của Kim Lân, một tác phẩm viết về người nông dân, về cuộc sống nơi thôn quê.

Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn, ông thành danh từ giai đoạn trước cách mạng tháng tám. Dẫu viết không nhiều tác phẩm, nhưng ông vẫn được xếp vào hàng những nhà văn xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Đề tài làm nên tên tuổi của ông chính là đề tài người nông dân, ông khai thác cái chất thơ bình dị của cuộc sống thôn quê với những thú vui đồng ruộng. Ông cũng khám phá được cái vẻ đẹp thuần phác đôn hậu tiềm ẩn trong tâm hồn người nông dân. Kim Lân có một lối viết tự nhiên giản dị, cách miêu tả rất đỗi chân thực, đặc biệt ông lại có biệt tài phân tích tâm lý nhân vật.

Làng được viết năm 1948 là thời kỳ của cuộc kháng chiến chống Pháp, được đăng lần đầu trên tạp chí văn nghệ (1948). Nhan đề Làng là danh từ chung có ý nghĩa khái quát, gợi lên tình cảm yêu làng, gắn bó với làng của người nông dân Việt Nam, từ đó khái quát được lên tình yêu quê hương đất nước của con người Việt Nam. Làng xoay quanh hai tình huống truyện độc đáo: Ông Hai, người làng Chợ Dầu, yêu làng tha thiết, nhưng ở nơi tả cư lại nghe tin làng theo giặc và khi ông Hai nghe tin cải chính. Ngôi kể thứ ba đem đến tính khách quan, mạch truyện được linh hoạt nhằm thấy được cách nhìn của tác giả và những lời bình xung quanh.

phan tich chuyen bien moi trong tinh cam cua nguoi nong dan viet nam qua truyen ngan lang

Bài viết số 6 đề 2: Chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam qua truyện ngắn Làng 

Ông Hai là một người nông dân có tình cảm gắn bó sâu nặng với làng của mình, ông rất tự hào về ngôi làng mà mình đã sống mấy mươi năm cuộc đời, ông thích kể chuyện làng mình cho người khác nghe lắm. Nào thì trước cách mạnh làng ông có những con đường đẹp, “Đường trong làng toàn lát đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng cuối xóm, bùn không dính đến gót chân”, ông còn khoe cả cái sinh phần của một vị quan lớn trong làng, ông tự hào về tất cả những gì đẹp đẽ trong làng. Sau cách mạng thì ông lại khoe về một làng quê cách mạng, một làng Chợ Dầu kháng chiến với “những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng, mà ông gia nhập phong trào từ thời kỳ còn bóng tối. Những buổi tập quân sự”, rồi cả phòng thông tin tuyên truyền to sáng nhất vùng nữa. Ngay cả sau khi đi tản cư, ông Hai vẫn cứ giữ cái thói quen khoe làng, ông kể cho nhiều người nghe bất chấp việc họ có để tâm hay không, nhưng ông cứ thích kể như vậy. Ông khoe nhiều vậy chỉ để vơi đi cái nỗi nhớ, cái tình yêu tha thiết với làng ở nơi tản cư, “Chao ôi, ông lão nhớ làng, nhớ làng quá”, ông luôn nhớ và muốn về làng. Thậm chí ngay lúc đầu ông muốn ở lại làng, ông còn không có ý định đi tản cư. Nỗi nhớ làng chính là niềm tự hào của ông Hai về một làng Chợ Dầu cách mạng, đó là những hoài niệm về chòi gác trước làng, rồi con đường hầm,…

Chính vì yêu và tin làng tha thiết như thế nên khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông đã rất đau đớn và xấu hổ vô cùng. Khi nghe tin giặc tràn vào làng, suy nghĩ đầu tiên của ông chính là sự tin tưởng làng đang chống giặc, ông hỏi một câu chắc nịch và hồi hộp: “Thế ta giết được bao nhiêu thằng?”. Ông chưa bao giờ có thể tưởng tượng đến cái làng quê mà ông vô cùng tôn thờ và nhung nhớ ấy lại có ngày giặc, thế nên khi người đàn bà nọ nói câu “Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa.”. Dường như đó là tiếng sét đánh ngang tai ông lão, “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”, ngay lúc này đây hẳn ông chẳng thể tin nổi vào tai mình nữa, “Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Ông Hai cố hỏi lại bằng chất giọng “è è” với cái hy vọng mong manh rằng bản thân mình già lẫn nên nghe nhầm hoặc có thể là tin bịa đặt cũng nên. Nhưng cái câu khẳng định của người đàn bà kia đã hoàn toàn khiến ông lão sụp đổ, ông xấu hổ chỉ biết lặng lẳng bỏ đi thẳng bởi ông sợ người ta nhớ ra ông cũng là người làng Chợ Dầu, sợ mang tiếng người làng bán nước. Điều ấy khiến ông đau đớn như không thể điều khiển được cơ thể của mình. Ông lầm lũi về nhà tủi thân, chảy nước mắt vì nhục nhã, tủi hổ, rồi ông bắt đầu tức giận “nắm chặt hai tay lại và rít lên”: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!”. Rồi suốt những ngày sau đó ông Hai chẳng còn dám đi đâu nữa, ông sống trong một cái tâm trạng sợ hãi, ám ảnh, “Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông… là ông lủi ra một góc nhà, nín thít”. Đến khi mụ chủ nhà có ý định đuổi đi ông lão đã phải dằn vặt trước hàng trăm ý nghĩ đen tối ngổn ngang đang bủa vây, ông nghĩ đến việc về làng, nhưng tấm lòng trung thành với cách mạng với Bác không cho phép ông làm vậy, không cho phép ông cúi đầu trước bọn Tây cướp nước. Ông nghĩ: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”, đau đớn lắm.

Khi nói chuyện với đứa con nhỏ, đứa con nói nhà ở làng Chợ Dầu rồi thì ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm, làm ông lão nước mắt giàn cả ra, “chảy ròng ròng hai má”. Giờ đây có lòng ông dường như đã vơi bớt đi cái nỗi khổ tâm, đau đớn, day dứt, ông đã tìm ra một con đường mới, một chân lý mới đó là “cây ngay không sợ chết đứng”. “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.”

Đến khi nghe tin làng theo giặc được cải chính, ông Hai như được hồi sinh, rạng rỡ hẳn, ông về nhà với tâm trạng vui mừng, phấn khởi còn chia quà cho các con. Nghe tin nhà cũ của mình bị đốt nhưng lòng lại vui sướng và tự hào vì cũng đã hi sinh cho cuộc kháng chiến. Ông lập tức tìm bác Thứ để khôi phục danh dự và lòng tự trọng của bản thân, giọng nói rất hùng hồn và tự hào: “Láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!”. Lúc này đây ông Hai vừa sung sướng vì tin làng theo giặc được cải chính, lại càng thêm tự hào vì ngôi làng chống giặc của mình hơn thế nữa. Rồi ông lại tiếp tục kể những câu chuyện về làng, về những chiến tích làng đạt được, ông Hai có một tình yêu và tin làng sâu sắc đến thế, cũng như việc ông tin vào cách mạng và Bác Hồ hơn cả.

Truyện ngắn Làng là một tác phẩm xuất sắc của Kim Lân viết về người nông dân, về những biến chuyển trong tâm hồn của họ. Bằng những lời văn tinh tế và giản dị, ngòi bút khắc họa nội tâm nhân vật một cách sâu sắc đã cho ta thấy được tình yêu làng, yêu quê hương sâu sắc của nhân vật ông Hai. Mà suy rộng ra hơn nữa đó là tình yêu thương đất nước, lòng tin yêu cách mạng, Bác Hồ, cũng là lòng căm thù quân giặc đã ăn sâu vào máu xương cũng chẳng kém gì cái tình yêu làng quê của người nông dân Việt Nam lúc bấy giờ.

—————-HẾT—————

Làng là truyện ngắn xuất sắc viết về tình yêu nước, ý thức gắn bó với cách mạng của những người nông dân trong xã hội xưa. Khám phá thêm những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn, các em không nên bỏ qua: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, Phát biểu cảm nghĩ của về truyện Làng của Kim Lân, Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, Phân tích truyện Làng của Kim Lân.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/chuyen-bien-moi-trong-tinh-cam-cua-nguoi-nong-dan-viet-nam-qua-truyen-ngan-lang/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp