Chứng minh Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt

0
136
Rate this post

Đề bài: Chứng minh Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt

chung minh chieu doi do ra doi phan anh y chi doc lap tu cuong va su phat trien lon manh cua dan toc dai viet

Chứng minh Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt

Bạn đang xem: Chứng minh Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt

I. Dàn ý Chứng minh Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu về Lý Công Uẩn và tác phẩm Chiếu dời đô.
– Dẫn dắt vấn đề: “Chiếu dời đô” đã phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt .

2. Thân bài

– Trong bản chiếu, Lý Công Uẩn đã khẳng định việc dời đô là một việc đúng đắn, “tính kế muôn đời” cho con cháu mai sau:
+ Lý Công Uẩn đã hiểu được khát vọng của nhân dân là mong muốn non sông được thu về một mối, người người được đoàn tụ, thống nhất, cùng nhau xây dựng một Đại Việt vững mạnh, tự lực, tự cường.
+ Vùng đất Đại La là nơi “trung tâm của trời đất” với thế “rồng cuộn hổ ngồi” – một mảnh đất lí tưởng để “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú tốt tươi”.
+ Quyết định dời đô đã thể hiện một khát vọng vô cùng mãnh liệt về một đất nước độc lập và phát triển giàu đẹp, thịnh trị trong tương lai của tác giả nói riêng và nhân dân Đại Việt nói chung.

– “Chiếu đời đô” còn phản ánh niềm tin về một Đại Việt ngày càng vững mạnh, phát triển:
+ Nếu trước đó hai triều Đinh, Lê chọn Hoa Lư làm nơi đóng đô vì thế và lực chưa đủ lớn mạnh thì việc chọn Đại La thể hiện sự chủ động và quyết tâm xây dựng, phát triển đất nước của nhà Lý.
+ Qua đó, ta thấy được Đại Việt lúc này thế và lực đã được củng cố, đã có thể chủ động hơn trong việc chống ngoại xâm hơn các triều đại trước.
+ Thăng Long nơi đóng đô lí tưởng nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, lâu dài của Đại Việt.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của “Chiếu dời đô”.

II. Bài văn mẫu Chứng minh Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt (Chuẩn)

Lý Công Uẩn sinh năm 974, mất năm 10284, mất năm 4, là người con Kinh Bắc. Ông là vị minh quân sáng lập ra nhà Lý. Năm 1010, nhân sự kiện dời đô về Đại La (Thăng Long – Hà Nội ngày nay), nhà vua đã viết nên “Chiếu dời đô” để thông báo rộng rãi cho quần chúng nhân dân. Bản chiếu đã phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt .

Trong bản chiếu, Lý Công Uẩn đã khẳng định việc dời đô là một việc đúng đắn. Điều đó không chỉ có ý nghĩa noi theo tấm gương của các bậc tiền bối mà còn là việc mang tính trọng đại tới vận mệnh dân tộc, qua đó thể hiện ý thức tự cường, “tính kế muôn đời” cho con cháu mai sau. Lý Công Uẩn đã hiểu được khát vọng của nhân dân là mong muốn non sông được thu về một mối, người người được đoàn tụ, thống nhất, cùng nhau xây dựng một Đại Việt vững mạnh, tự lực, tự cường. Vùng đất Đại La là nơi “trung tâm của trời đất” với thế “rồng cuộn hổ ngồi” – một mảnh đất lí tưởng để “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú tốt tươi”. Dân an thì nước mới thịnh, dân giàu thì nước mới mạnh. Có thể thấy việc quyết định dời đô đã thể hiện một khát vọng vô cùng mãnh liệt về một đất nước độc lập và phát triển giàu đẹp, thịnh trị trong tương lai của Lý Công Uẩn nói riêng và nhân dân Đại Việt nói chung. Thật cảm động biết bao khi có một bậc minh quân sống hết mình vì nhân dân, lấy dân làm gốc. Tìm chốn lập đô vì an thịnh của nhân dân, dời đô vì mong cầu hạnh phúc của nhân dân.

Mặt khác, Chiếu đời đô còn phản ánh niềm tin về một Đại Việt có tầm vóc và khao khát xây dựng một đất nước Đại Việt ngày càng lớn mạnh, phát triển. Nếu trước đó hai triều Đinh, Lê vì thế và lực chưa đủ lớn mạnh nên nên chỉ dám chọn Hoa Lư làm nơi đóng đô nhằm phòng thủ trước quân thù thì Đại Việt lúc này đã chọn Đại La, một vùng đồng bằng rộng lớn, tuy khả năng phòng thủ thấp nhưng thuận lợi cho giao thương phát triển. Qua đó, ta thấy được Đại Việt lúc này thế và lực đã được củng cố nên chủ động hơn trong việc chống ngoại xâm hơn các triều đại trước. Chúng ta không cần phải sống trong cảnh dựa vào núi non khô cằn để phòng thủ nữa mà đã có tiềm lực để lập đô nơi có đất nước phát triển, sánh ngang với các triều đại phương Bắc. Có thể nói Kinh đô Thăng Long là một cái nôi đầy tiềm năng cho sự phát triển bền vững muôn đời của Đại Việt.

Trong giọng điệu vừa sắc bén, vừa thấu tình đạt lý của vị vua anh minh, nhân hậu tuyệt vời, ta không khỏi cảm phục và tự hào trước một người cầm quên hết mình vì vận mệnh dân tộc, hết lòng vì nhân dân. Những lý lẽ thuyết phục mà Lý Công Uẩn đưa ra đã tác động tới lý trí, tình cảm của quần thần, của nhân dân để từ đó tất cả đều quyết tâm một lòng, gắng dựng xây một Đại Việt thái bình, thịnh trị.

—————HẾT——————

Bài Chứng minh Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt trên phần nào đã giúp các em hiểu rõ về giá trị của văn bản Chiếu dời đô. Ngoài ra, các em tham khảo thêm bài Phân tích Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, Giá trị nhân văn trong Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, Phân tích tư tưởng yêu nước trong bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/chung-minh-chieu-doi-do-ra-doi-phan-anh-y-chi-doc-lap-tu-cuong-va-su-phat-trien-lon-manh-cua-dan-toc-dai-viet/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp