Dàn ý phân tích bốn câu thơ cuối trong bài Tương tư
I. Dàn ý phân tích bốn câu thơ cuối trong bài Tương tư (Chuẩn)
1. Mở bài
Bạn đang xem: Dàn ý phân tích bốn câu thơ cuối trong bài Tương tư
– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính.
– Khái quát về nội dung chính của bốn câu thơ cuối.
2. Thân bài
a. Bốn câu thơ cuối thể hiện nỗi nhớ và khát vọng lứa đôi thầm kín, e ấp của chàng trai
– Bốn câu thơ cuối là sự nối tiếp mạch cảm xúc “tương tư” ở những câu thơ trước.
– Tác giả đã trực tiếp giãi bày, bộc bạch tình cảm thông qua đại từ nhân xưng “anh” và “em”.
– Khát vọng lứa đôi được thể hiện thông qua hình ảnh “giàn giầu” và “hàng cau”.
– Nỗi nhớ e ấp, thầm kín nhưng khắc khoải khôn nguôi được thể hiện qua hai miền không gian “thôn Đoài”, “thôn Đông”.
– Câu hỏi tu từ vang lên như một lời bỏ lửng vấn vương về mơ ước và hi vọng vào một tình yêu không được hồi đáp, qua đó thể hiện tình yêu giản dị, chân thành của tác giả.
b. Bốn câu thơ cuối thể hiện vẻ đẹp dân gian, dân giã trong hồn thơ Nguyễn Bính
– Lớp ngôn từ giản dị, mộc mạc.
– Giọng thơ mang âm hưởng của sự ngọt ngào, ngân vang êm dịu như những khúc hát dân ca sâu lắng tâm tình.
– Vận dụng thành công những thi liệu về địa danh, cỏ cây thấm đẫm hương vị của làng quê Việt Nam: “thôn Đoài”, “thôn Đông”, “giàn giầu”, “hàng cau”,…
3. Kết bài
Đánh giá khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bốn câu thơ cuối.
II. Bài văn mẫu Phân tích bốn câu thơ cuối trong bài Tương tư (Chuẩn)
Trong phong trào Thơ mới giai đoạn 1930 – 1945, Nguyễn Bính được biết đến với hồn thơ mang bản sắc gần gũi với các khúc hát dân ca, ca dao cùng giọng thơ dịu nhẹ, ngọt ngào, thắm thiết. Bài thơ “Tương tư” in trong tập thơ “Lỡ bước sang ngang” là tác phẩm thể hiện rõ phong cách thơ Nguyễn Bính. Qua thi phẩm, chúng ta có thể thấy được mối tình đơn phương của chàng trai trong sự khắc khoải mong chờ mang dáng dấp mộc mạc, chân chất và thấm đượm “hồn quê”. Đặc biệt, ở bốn câu thơ cuối, bằng giọng thơ mang đậm phong vị của văn học dân gian, mối tình e ấp, vụng dại nơi làng mạc yên bình đã được tái hiện rõ nét:
” Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”
Ở những câu thơ trước của thi phẩm, tác giả đã khắc họa thành công tình yêu cùng các cung bậc nhớ thương và khắc khoải chờ mong trong sự đơn phương. Nối tiếp mạch cảm xúc đó, bốn câu thơ cuối đã xoáy sâu hơn nữa vào nỗi “tương tư” để thể hiện khát vọng lứa đôi một cách e ấp, thầm kín…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích bốn câu thơ cuối trong bài Tương tư tại đây.
——————-HẾT——————–
Sau phần Dàn ý phân tích bốn câu thơ cuối trong bài Tương tư, chúng tôi còn giới thiệu đến các em học sinh nhiều bài văn hay lớp 11 khác để em tham khảo như: Dàn ý Bình giảng bài thơ Tương tư; Dàn ý Phân tích khổ thơ đầu bài Tương tư; Dàn ý Phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính; Dàn ý Diễn biến tâm trạng của chàng trai trong bài Tương tư;…
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp