Câu 1: (Trang 32 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Hiền tài đóng vai trò vô cùng quan trọng với đất nước:
– Hiền tài được xem là “nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì vận nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Ý nói rằng hiền tài là trụ cột của đất nước, đất nước có nhiều nhân tài đứng ra cùng giúp sức xây dựng thì mới vững mạnh, còn nếu chỉ toàn những kẻ ngu dốt, chăm xu nịnh thì đất nước cũng như đứng bên bờ vực của sự diệt vong.
Bạn đang xem: Đọc hiểu Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
– Xưa nay phàm là những vị vua tài năng sáng suốt thì luôn lấy việc “bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng kẻ sĩ là việc đầu tiên”, điều này chứng tỏ mối quan hệ “trọng đại” của người hiền tài với sự tồn vong của một quốc gia.
Câu 2: (Trang 32 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Việc khắc ghi tên lên bia tiến sĩ có ý nghĩa và tác dụng rất lớn đối với người đương thời và các thế hệ sau.
– Đối với người đương thời:
+ Kẻ sĩ “trường ốc lều tranh, thân phận hèn mọn” ấy thế mà được triều đình trọng vọng, lại cho một niềm vinh dự lớn như thế thì họ phải tự trọng lấy tấm thân, lấy tài năng của mình để ra sức báo đáp sao cho xứng với sự tin tưởng, hậu đãi của quốc gia, ấy mới là đúng đạo của một kẻ sĩ. Đây là một biện pháp rất hay của các bậc thánh minh, mà thời nay người ta gọi nó là “đòn tâm lý”, vịn vào đạo đức và tư tưởng tự trọng sâu sắc của những người đèn sách để khiến họ có cái ý chí vươn lên, cống hiến cho tổ quốc bằng tất cả những gì mình có, nếu không làm được ắt họ sẽ cảm thấy hổ thẹn và tự vấn lương tâm. Đặc biệt những người đương thời rất coi trọng danh tiếng của mình, nếu được khắc tên lên bia đá để lưu danh, tiếng thơm vương mãi muôn đời thì ấy quả là một ân trạch to lớn mà bất cứ kẻ sĩ nào cũng mong muốn, trừ một số ít những người có tư tưởng ẩn dật.
+ Kẻ ác thì lấy đó làm răn dạy, lòng lương thiện tràn đầy, xấu hổ mà không dám làm càn.
– Đối với hậu thế về sau: Đó là những tấm gương lớn, sáng soi cho con đường đèn sách, tạo động lực cho việc dùi mài kinh sử, rèn luyện danh tiết, để sau này có cơ hội ra góp một phần sức mọn giúp cho đất nước được vững mạnh, thái bình thịnh trị, để được vinh dự khắc tên lên bia đá, lưu danh thơm đến mãi muôn đời sau.
Câu 3: (Trang 32 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Việc khắc tên lên bia tiến sĩ để lại một bài học lịch sử vô cùng có ý nghĩa.
– Thứ nhất, thời nào cũng vậy, hiền tài luôn là “nguyên khí” của quốc gia, một quốc gia có vững mạnh hay không chính là ở những người trụ cột này, chính vì vậy cần phải quý trọng hiền tài, cho họ những đãi ngộ xứng đáng, ra sức thu hút chiêu mộ nhân tài giúp sức, phụng sự cho tổ quốc. Đây là quốc sách hàng đầu.
– Thứ hai, muốn có được nhân tài thì cần có một nền giáo dục chất lượng, lấy giáo dục làm quốc sách hàng đầu, có nhiều chính sách khuyến khích, giúp đỡ phát triển giáo dục. Cải thiện chất lượng chất lượng giáo dục, tức là cải thiện dân trí, đưa đến một xã hội văn minh trí thức, thay đổi nguyên khí của quốc gia. Hiểu rõ được quan điểm, chân lý thời đại của Hồ Chí Minh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
– Đến nay việc vinh danh các thủ khoa đại học ở văn miếu vẫn kế thừa những ý nghĩa cùng vai trò vô cùng to lớn trong việc khuyến khích, tuyên dương, tạo nguồn động lực to lớn cho lớp người thanh niên cùng ra sức phấn đấu học hành, cống hiến cho tổ quốc.
Câu 4: (Trang 32 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Sơ đồ kết cấu bài văn:
——————–HẾT———————–
Sau khi tìm hiểu xong bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia, các em có thể chuẩn bị trước nội dung các bài học sắp tới như: Soạn bài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Soạn bài Phương pháp thuyết minh, Soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ để chủ động trong việc học.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp