Dàn ý nghị luận xã hội về cá nhân và tập thể

0
132
Rate this post

dan y nghi luan xa hoi ve ca nhan va tap the

Dàn ý nghị luận xã hội về cá nhân và tập thể

I. Dàn ý nghị luận xã hội về cá nhân và tập thể

1. Mở bài

Bạn đang xem: Dàn ý nghị luận xã hội về cá nhân và tập thể

– Cá nhân và tập thể là hai khái niệm luôn song hành với nhau nhưng lại có mục tiêu và phương hướng trái ngược nhau, thế nhưng, giữa chúng luôn có mối quan hệ hỗ trợ, biện chứng tạo nên cho con người nhiều suy nghĩ, chiêm nghiệm.

2. Thân bài

* Khái niệm:
– Cá nhân là một cá thể riêng biệt, có những suy nghĩ, quan điểm và hành động riêng, mà không có cá thể nào khác trong xã hội trùng lặp, hành động trước hết vì những mục tiêu riêng cho cuộc sống của bản thân, sau là vì các mối quan hệ liên quan trong xã hội.
– Tập thể là một cộng đồng, một nhóm người bao gồm nhiều cá nhân khác nhau tập hợp lại dưới nhiều hình thức ví dụ như tập thể lớp học, tập thể công ty, tập thể ký túc xá, các loại tổ chức, đội nhóm,… Hành động vì mục tiêu chung.
– Cá nhân và tập thể là hai trường phái đối lập nhau nhưng lại hỗ trợ nhau phát triển, các cá nhân làm nên một tập thể phong phú, đa dạng nhiều màu sắc, ngược lại tập thể hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cá nhân phát triển và vươn lên.

* Ý nghĩa của mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể:
– Trong thực tế, không thể tồn tại một cá nhân nằm ngoài mối quan hệ với tập thể, bởi trong cuộc sống của con người, không thể tránh khỏi việc mình luôn là một phần trong một tập thể nào đó.
– Mỗi cá nhân không thể sống tách biệt, không thể đặt cái “tôi” cá nhân của mình lên cao nhất, mà phải biết dung hòa với nhiều cá nhân khác, cùng đưa tập thể đi lên. Và riêng mỗi cá nhân cũng phải chú ý giữ gìn bản sắc riêng, tạo dấu ấn, phấn đấu và nỗ lực không ngừng, nhiều cá nhân cùng phấn đấu như vậy sẽ tạo nên một tập thể vững mạnh và xuất sắc.
=> Sự phát triển của tập thể là căn cứ để đánh giá sự nỗ lực và phát triển của cá nhân và ngược lại.
– Trong một tập thể, các cá nhân phải đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau, ngược lại, tập thể phải tạo mọi điều kiện để cá nhân phát huy hết năng lực của bản thân. Hai khái niệm này đồng thời có sự nhân nhượng, bao dung và hy sinh cho nhau.

* Cá nhân sống ngoài mối quan hệ với tập thể:
– Ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của cả riêng cá nhân đó và tập thể nói chung.
– Đó là lối sống ích kỷ, thiển cận, xa rời tổ chức, người sống như vậy sẽ rất khó phát triển và thành công được.
– Bởi trước hết họ đã tự cô lập mình khỏi cộng đồng, không nhận thấy được yếu điểm của bản thân để sửa, không gây dựng cho mình được những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, bị xa lánh, cuối cùng họ cô độc trong chính cuộc đời của mình.

* Bài học:
– Ý thức được mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cá nhân và tập thể, mỗi con người chúng ta phải cố gắng nỗ lực hơn nữa để trau dồi rèn luyện đạo đức, tri thức, lao động một cách tích cực tạo ra thành quả, nhanh chóng vươn tới ước mơ.
– Luôn đặt lợi ích cá nhân đi cùng lợi ích của tập thể, cố gắng cân bằng giữa hai thứ đó, nếu khó khăn quá thì buộc chúng ta phải hy sinh lợi ích của mình vì mục tiêu chung là thúc đẩy tập thể phát triển
– Biết san sẻ và giúp đỡ những người có cảnh ngộ khó khăn, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết của một dân tộc, đưa những cá nhân kém may mắn hơn có một cuộc sống đỡ vất vả khó khăn hơn.

3. Kết bài

– Một tập thể vững mạnh cần nhất đó là tinh thần đoàn kết, hướng về mục tiêu chung của mỗi cá nhân.
– Cá nhân và tập thể là mối quan hệ biện chứng, song hành không thể tách rời, nếu bỏ qua mối quan hệ này thì cho dù là bất kỳ tập thể hay cá nhân nào xuất sắc đến đâu cũng khó có thể phát triển vững bền được.
 

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội về cá nhân và tập thể

Xã hội loài người là một quần thể rộng lớn, ở đó mỗi cá nhân học tập làm việc và sinh hoạt bằng nhiều phương thức khác nhau, tạo ra các giá trị khác nhau và đều có bản sắc của riêng mình để phân biệt trong một tập thể rộng lớn. Cá nhân và tập thể là hai khái niệm luôn song hành với nhau nhưng lại có mục tiêu và phương hướng trái ngược nhau, thế nhưng giữa chúng luôn có mối quan hệ hỗ trợ, biện chứng tạo nên cho con người nhiều suy nghĩ, chiêm nghiệm trong lối sống và cách làm việc sao cho thỏa mãn cả hai vấn đề cá nhân và tập thể.

Cá nhân là một cá thể riêng biệt, có những suy nghĩ, quan điểm và hành động riêng, mà không có cá thể nào khác trong xã hội trùng lặp. Ở mỗi cá nhân, ta luôn thấy hiện lên cái “tôi”, cái bản sắc cá nhân, đó bao gồm nhân cách, phẩm chất đạo đức, khả năng tri thức, tuổi, giới, tình trạng cuộc sống, công việc,… Mỗi cá nhân luôn hành động trước hết vì những mục tiêu riêng cho cuộc sống của bản thân, sau là vì các mối quan hệ liên quan trong xã hội. Ngược lại, tập thể là một cộng đồng, một nhóm người bao gồm nhiều cá nhân khác nhau tập hợp lại dưới nhiều hình thức ví dụ như tập thể lớp học, tập thể công ty, tập thể ký túc xá, các loại tổ chức, đội nhóm,… Hành động vì mục tiêu chung hoặc đơn giản chỉ là chung sống một cách hòa thuận với nhau, đôi lúc có hỗ trợ và có những mối quan hệ mật thiết với nhau vì tính chất công việc hoặc tình nghĩa. Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể nhận thức một cách rõ ràng cá nhân và tập thể là hai trường phái đối lập nhau nhưng lại hỗ trợ nhau phát triển, các cá nhân làm nên một tập thể phong phú, đa dạng nhiều màu sắc, ngược lại tập thể hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cá nhân phát triển và vươn lên…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Nghị luận xã hội về cá nhân và tập thể

 

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-nghi-luan-xa-hoi-ve-ca-nhan-va-tap-the/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp