Cùng tìm hiểu một đề đọc hiểu Cho đi là còn mãi (Azim Jamal & Harvey Mckinnon).
Đề đọc hiểu Cho đi là còn mãi (Azim Jamal & Harvey Mckinnon) – Đề số 1
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Học vấn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi. Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận. Và bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi gười chung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những khó khăn, giông tố trong đời.
(Theo Cho đi là mãi mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch: Huế Phượng, NXB TP.Hồ Chí Minh, năm 2017, tr.67 – 68)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Tìm một phép liên kết câu, xác định từ ngữ thực hiện phép liên kết ấy được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3. Trong đoạn trích trên, em hãy chọn một ý kiến và lí giải vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến đó.
Lời giải chi tiết
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận.
Câu 2:
Học sinh có thể tìm được một trong hai phép liên kết sau:
– Phép lặp ở câu (1) và câu (2). Từ ngữ lặp để liên kết là “học hỏi”.
– Phép nối ở câu (2) và câu (3). Từ ngữ nối là liên từ “và”.
Câu 3: Có thể tùy theo quan điểm/sở thích mà mỗi học sinh tự chọn một ý kiến và lí giải.
– Ví dụ chọn ý kiến: “Và bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi người chung quanh, từ mỗi trải nghiệm hay những khó khăn, giông tố trong đời”.
– Tán đồng với ý kiến trên, có thể lí giải như sau:
+ Mỗi người có những hoàn cảnh riêng và những trải nghiệm riêng. Nếu có cơ hội được nghe ai đó chia sẻ, có thể ta sẽ rút ra được nhiều bài học cho chính mình.
+ Mỗi trải nghiệm, mối giông tố hay khó khăn trong cuộc đời sẽ cho ta những bài học khác nhau về sự dũng cảm, kiên cường, cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống để từ đó ta ngày một khôn lớn, trưởng thành. Kết quả nào cũng sẽ có một hành trình xứng đáng.
……………………………….
Đề đọc hiểu Cho đi là còn mãi (Azim Jamal & Harvey Mckinnon) – Đề số 2
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Sự chia sẻ cũng làm giảm bớt đi những nỗi sợ hãi, nhàm chán trong cuộc sông của chúng ta do nó thúc đẩy những môi giao tiếp xã hội và làm tăng cảm giác sông có mục đích, cảm giác an toàn cho mỗi người.
Và đáng ngại hơn, cuộc sống hiện đại đang xuất hiện ngày một nhiều “những cái kén người” tìm cách sông thu mình. Nói cách khác, những người này chỉ muôn tự nhốt mình trong tháp ngà của những mối quan hệ với người thân mà tự đánh mất dần mối quan hệ với hàng xóm. Chính lối sống ích kỷ này càng làm cho họ dễ bị kẻ xấu tấn công và dễ gặp những chuyện nguy hiểm hơn.
Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng, từ đó bắt đâu một quá trình tạo nên sự khác biệt.Cội nguồn của mọi hiểm nguy đều xuất phát từ hệ quả của những mặt trái xã hội, nhưng thường thì chúng ta không dám nhìn thẳng vào vấn đề này. Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó. Chúng ta cân có thái độ thích hợp để làm giảm thiểu những nguyên nhân gây ra mọi bất ổn trong cuộc sông của mình.
(Cho đi là còn mãi -Azim Jamal & Harvey McKinno)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2. Theo tác giả, cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là gì?
Câu 3. Em hiểu như thế’ nào là “những cái kén người” trong câu “cuộc sống hiện đại đang xuất hiện ngày một nhiều “những cái kén người”tìm cách sống thu mình”?
Câu 4. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản là gì?
Gợi ý trả lời:
Câu 1. Phương thức biểu đạt: Nghị luận (0.5đ)
Câu 2. Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng, từ đó bắt đầu một quá trình tạo nên sự khác biệt. (0.5đ)
Câu 3. “Những cái kén người” có nghĩa là người ta tự tạo cho mình một lớp vỏ an toàn, sống khép mình, sợ hãi với tất cả môi quan hệ xung quanh mình. (0.5đ)
Câu 4. Thông điệp tác giả muốn gửi gắm: Muốn khuyên chúng ta sẻ chia để vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân trong cuộc sống. (1 điểm)
…………………………………….
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp