Cùng tìm hiểu một số đề Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông phổ biến trong các đề thi Ngữ Văn.
Đọc hiểu Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông – Đề số 1
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hừng làm nên những việc gian nan không ai làm noi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì. […]
Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những thiếu niên con nhà kiều dưỡng (con nhà giàu sang, được cha mẹ chiều chuộng), cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ; đi thuyền thì sợ nóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chừng quần đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn (có văn hoá); mà thực ra không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì không có thể mà tự lập được.
(Trích Mạo hiểm – Nguyễn Bá Học, Quốc văn trích diễm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005)
Câu 1. Trong đoạn trích trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
A. Phân tích và giải thích
B. Phân tích và bác bỏ
C. So sánh, chứng minh và bình luận
D. Giải thích, bác bỏ và chứng minh
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3. Anh/ Chị hiểu “cái gan mạo hiểm” ở những đấng anh hùng nghĩa là gì? Vì sao đó lại là yếu tố cốt lõi khiến họ làm nên những việc “không ai làm nổi”?
Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả về những kiếp “sống thừa” không?
Đáp án
Câu 1. Đáp án C.
Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn:
– Ca ngợi những con người mạnh mẽ, can đảm, dám đương đầu và vượt qua khó khăn, gian nan, thử thách để làm nên những việc lớn lao, phi thường.
– Phê phán, phủ định lối sống thụ động, dễ dãi của những kẻ hèn nhát, ích kỉ, không có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
Câu 3. Tham khảo gợi ý sau:
– “Cái gan mạo hiểm” ở những đấng anh hùng chính là lòng dũng cảm, ý chí kiên cường, không sợ đối mặt với gian nan, thử thách; dám vươn tới những khát vọng, hoài bão lớn lao…
– Đó là yếu tố cốt lõi khiến những người anh hùng “làm nên những việc không ai làm nổi” vì nó mang đến cho họ nguồn sức mạnh tinh thần to lớn. Tinh thần “dám nghĩ, dám làm” là động lực thôi thúc họ, hun đúc lòng can đảm và sự kiên trì; tôi rèn ý chí, quyết tâm…
Câu 4. Nên trình bày theo hướng tích cực: đồng tình với quan điểm của tác giả. Khi lí giải quan điểm của bản thân, cần nêu bật được:
– Tính chất tiêu cực của kiếp “sống thừa”: lối sống thụ động, hèn nhát, lười biếng, ích kỉ: “ru rú như gián ngày”, “chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả”…
– Tác hại của lối sống tiêu cực đó: đối với cá nhân, với cộng đồng…
……………………………………………………
Đọc hiểu Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông – Đề số 2
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là gì (…)
Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời, đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng, cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một khách lạ; đi đường thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn; mà thực không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì chúng không có thể mà tự lập lập được.
Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng, hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt…ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.
(Trích Mạo hiểm của Nguyễn Bá Học, Quốc văn trích diễm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005))
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Đoạn trích đã sử dụng thao tác lập luận chính là gì?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3: Anh/chị hiểu câu nói: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông như thế nào?
Câu 4: Câu văn sau sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó.
Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt,… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.
Câu 5: Câu “Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở.” sử dụng biện pháp tu từ gì?Tác dụng?
Câu 6: Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến thanh niên Việt Nam ?
Câu 7: Ngày nay, có rất nhiều người chọn cách sống “an nhàn, vô sự”. Anh/chị nhận xét gì về cách sống ấy? (Trình bày bằng một đoạn văn 5 – 7 dòng).
Câu 8: Từ văn bản trên anh/ chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của bản thân về việc thanh niên ngày nay cần làm gì để không trở nên “sống thừa”.
Câu 9: Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về “tinh thần mạo hiểm”
Đáp án
Câu 1.
– Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
– Thao tác lập luận chính: bình luận. (còn đối với câu hỏi thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích thì câu trả lời là: bình luận và so sánh).
Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích:
– Ca ngợi những con người mạnh mẽ, can đảm, dám đương đầu và vượt qua khó khăn, gian nan, thử thách để làm nên những việc lớn lao, phi thường.
– Phê phán, phủ định lối sống thụ động, dễ dãi của những kẻ hèn nhát, ích kỉ, không có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
Câu 3. Câu nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” được hiểu theo nghĩa bóng: Đường đi khó không phải vì bản thân con đường ấy có nhiều chướng ngại vật mà khó bởi người đi đường không có quyết tâm cao.
Câu 4.
– Các biện pháp tu từ được sử dụng: liệt kê và điệp từ, điệp cú pháp
– Tác dụng:
+ Diễn tả đầy đủ, sâu sắc và nổi bật những thứ tiện lợi, đủ đầy, có sẵn làm con người ta yếu đuối, mất đi tinh thần mạo hiểm
+ Làm cho câu văn hài hòa, cân đối, nhịp nhàng …
Câu 5.
– Biện pháp tu từ: điệp ngữ (phải biết, cũng không lấy làm)
-Tác dụng: tăng thêm sức biểm cảm cho lời văn, nhấn mạnh sự cần thiết của lối sống mạnh mẽ tích cực của thanh niên đồng thời cho thấy sự khuyến khích động viên của tác giả với thế hệ trẻ.
Câu 6. Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi thông điệp đến thanh niên Việt Nam: Cần mạo hiểm, biết xông pha, phải biết nhẫn nhục, vượt qua gian khổ khách quan và trở ngại tinh thần để có được thành công trong cuộc sống.
Câu 7.
– Hình thức: Đảm bảo đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng.
– Nội dung: Nêu quan điểm, thể hiện thái độ đồng tình/ phản đối và lí giải:
+ Đồng tình: vì đó là sự lựa chọn cách sống của cá nhân, miễn không ảnh hưởng đến tập thể.
+ Phản đối: vì cách sống an nhàn không phù hợp với thời đại, giết chết sự năng động, khả năng cạnh tranh,…
Câu 8. Các em có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được suy nghĩ của bản thân về yêu cầu của đề bài và đảm bảo hình thức một đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng).
Sau đây là vài gợi ý:
– “Sống thừa” là lối sống khép mình, thụ động, ích kỉ, không có ý thức vươn lên, cạnh tranh trong cuộc sống. Hệ quả là thanh niên khó có thể đóng góp sức mình vào xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, bởi vậy, cũng khó tìm thấy ý nghĩa cuộc sống.
– Thanh niên cần sống có lí tưởng, ước mơ, hoài bão để tìm thấy mục đích sống.
– Tăng cường vận động, giao tiếp, nhận thức rõ hơn về vai trò, ý nghĩa của bản thân với gia đình và cộng đồng. Biết quan tâm chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. Chăm chỉ trong học tập và lao động…
Câu 9.
Yêu cầu chung:
Học sinh biết viết một đoạn văn nghị luận xã hội, đảm bảo đúng dung lượng quy định (khoảng 200 chữ); trình bày được hiểu biết suy nghĩ đúng đắn; hành văn chặt chẽ, trong sáng.
Yêu cầu cụ thể
Đảm bảo đúng cấu trúc đoạn văn nghị luận, xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Quan niệm về hạnh phúc, về cách ứng xử giữa con người với con người trong cuộc sống.
Nội dung cần triển khai:
* Giải thích vấn đề:
– Tinh thần mạo hiểm là thái độ dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân, dũng cảm đương đầu với các thử thách, hiểm nguy, dù biết đó là nghiệt ngã, dù biết có khi phải trả rất đắt, kể cả sinh mạng…
– Tinh thần mạo hiểm có khi rất cần thiết trong cuộc sống.
* Bàn luận vấn đề:
– Người có tinh thần mạo hiểm luôn có nhiều ý tưởng mới mẻ, sáng tạo, và là người dễ thành công, dễ tạo nên kì tích cuộc sống, sống có ý nghĩa và nhiều cảm hứng.
– Người có tinh thần mạo hiểm sẽ chiến thắng tâm lí, tự tin đứng dậy và tiếp tục phấn đấu.
– Người có tinh thần mạo hiểm thường mạnh mẽ, không biết sợ hãi, không lùi bước trước những khó khan, dám đối mặt với tình hình nghiêm trọng, dám chấp nhận thất bại.
* Phản biện:
– Tinh thần mạo hiểm khác với liều lĩnh một cách vội vàng, nôn nóng.
– Tinh thần mạo hiểm cần đi liền với thực lực, không bảo thủ, duy ý chí, đi liền với nỗ lực, quyết tâm thực sự
– Phê phán những người yếu đuối, lười vận động, lười suy nghĩ, tìm hiểu, không dám nghĩ, dám làm, không dám phiêu lưu mạo hiểm…
* Bài học nhận thức và hành động:
– Dám thử thách, vượt qua giới hạn bản thân từ những việc nhỏ.
– Nhiều bạn học sinh THPT chấp nhận mạo hiểm thi vào những trường tốt nhất theo đúng đam mê, sau đó bằng nỗ lực để thi đỗ.
………………………………………………
Đọc hiểu Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông – Đề số 3
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì. […] Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. […] (Đọc tiếp tại đề bên dưới) Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt,… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.
(Trích Mạo hiểm – Nguyễn Bá Học, Quốc văn trích diễm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005)
Câu 1: Ghi lại câu văn khái quát chủ đề đoạn 1
Câu 2. Vì sao tác giả lại cho rằng “Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả.” thì ” Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa” (0.5 điểm)
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn 3
Câu 4. Anh /Chị hãy nêu ý nghĩa của đoạn trích trên (Viết dưới đoạn văn từ 3 đến 4 câu)
Đáp án
Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn (1): Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.
Câu 2. Vì theo tác giả, đó là thái độ sống tiêu cực, ích kỉ, chỉ mưu cầu hạnh phúc cá nhân và bàng quan với việc nước, việc đời…
Câu 4. Ý nghĩa của đoạn trích trên (viết dưới dạng một đoạn văn từ 3 đến 4 câu).
Đoạn văn có nội dung: Lời khuyên những người học trò hãy sống cho đáng sống, dám hành động, biết xông pha, phải có chí tiến thủ, không ngại gian khó…
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: phương thức biểu cảm/biểu cảm.
……………………………………………..
Đọc hiểu Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông – Đề số 4
Đọc đoạn trích sau:
Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là gì (.)
Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời, đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng, cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một khách lạ; đi đường thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn; mà thực không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì chúng không có thể mà tự lập lập được.
Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng, hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt.. ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1: (thông hiểu) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2: (thông hiểu) Câu “Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không Lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở.” sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng?
Câu 3: (thông hiểu) Trong đoạn trích tác giả lên án lối sống nào?
Câu 4: (vận dụng) Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Đáp án
Câu 1: phương thức biểu đạt chính trong văn bản là nghị luận.
Câu 2:
– Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (phải biết, cũng không lấy làm).
– Tác dụng: Tăng thêm sức biểu cảm cho lời văn, nhấn mạnh sự cần thiết của lối sống mạnh mẽ, tích cực của thanh niên đồng thời cũng cho thấy sự khuyến khích động viên của tác giả đối với thế hệ trẻ.
Câu 3: Trong đoạn trích trên, tác giả thê phán lối sống thừa của một số người hiện nay. Lối sống mà theo tác giả thì “làm việc gì cũng chờ trời, đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả”.
Câu 4:
– Ca ngợi những con người mạnh mẽ, can đảm, dám đương đầu và vượt qua khó khăn, gian nan, thử thách để làm nên những việc lớn lao, phi thường.
– Phê phán, phủ định lối sống thụ động, dễ dãi của những kẻ hèn nhát, ích kỉ, không có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
……………………………………………….
Vậy là đã giới thiệu tới các em chi tiết các câu hỏi đề đọc hiểu Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi … trích Mạo hiểm của Nguyễn Bá Học đã ra trong các đề thi, đề kiểm tra của các trường trong cả nước. Mong rằng tài liệu này sẽ hữu ích trong quá trinh ôn thi của các em!
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp