Bộ đề đọc hiểu Hồn Trương Ba, da hàng thịt giúp đạt điểm cao

0
101
Rate this post

Cùng tìm hiểu một số đề đọc hiểu Hồn Trương Ba, da hàng thịt để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về văn bản này trong các kì thi em nhé!

Đề đọc hiểu Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Đề số 1

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi :

«… HỒN TRƯƠNG BA : (sau một lát) Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được !

ĐẾ THÍCH : Sao thế ? Có gì không ổn đâu !

HỒN TRƯƠNG BA : Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.

ĐẾ THÍCH : Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư ? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu !

HỒN TRƯƠNG BA : Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết !… »

(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ)

Câu 1: Hoàn cảnh nào dẫn đến đoạn hội thoại trên?

Câu 2: « Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. »

Các câu văn trong lời thoại trên, phân loại theo mục đích nói là kiểu câu gì, được dùng với mục đích nào?

Câu 3: Hãy ghi lại 2 lời thoại trong đoạn trích trên thể hiện rõ nhất quan niệm của Hồn Trương Ba về ý nghĩa sự sống. Anh (chị) hiểu gì về quan niệm ấy ?

Câu 4:  Trong những trường hợp sau đây đâu là biểu hiện của lối sống « bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo » ?

A.Trong thâm tâm, ta coi thường, khinh ghét một người nào đó nhưng buộc phải nói cười, vồn vã, tay bắt mặt mừng

B.Có khi bản tính mình sôi nổi, tinh nghịch nhưng buộc phải “đóng vai” hiền hậu, nết na

C. Khi đứng trước một sự việc, một hiện tượng – mình có cách nhìn nhận, đánh giá khác hẳn mọi người nhưng ngại va chạm này nọ nên đành tỏ thái độ đồng tình

D. Cả A, B, C.

ĐÁP ÁN

Câu 1: Đoạn văn là đối thoại của Hồn Trương Ba với Đế Thích trong hoàn cảnh : Sau một thời gian sống trong thân xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba cảm thấy vô cùng đau khổ, bế tắc khi phải rơi vào bi kịch. Ông quyết định châm hương gọi Đế Thích để bày tỏ quan niệm sống của mình.

Câu 2:

« Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. »

Các câu văn trong lời thoại trên, phân loại theo mục đích nói là kiểu câu tường thuật, được dùng với mục đích cầu khiến.

Câu 3:

Ghi lại đúng 2 câu bày tỏ rõ nhất quan niệm của Hồn Trương Ba về ý nghĩa sự sống và hiểu đúng ý nghĩa của quan niệm ấy. Cụ thể :

–  Lời thoại Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn  có ý nghĩa  triết lí sâu sắc về sự sống: con người là một thể thống nhất, tâm hồn và thể xác phải hài hoà, được sống đúng là mình, sống thực với con người mình là một nhu cầu, một quyền lợi thiêng liêng, là khát vọng cao đẹp của con người.

– Lời thoại Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết: sống hay không sống không phải là vấn đề mà quan trọng là sống như thế nào, sống ra sao, sống có ý nghĩa hay không. Sống thực sự cho ra con người là điều không dễ dàng. Khi sống nhờ, sống gửi, sống không phải là mình thì cuộc sống ấy thật là vô nghĩa, còn khổ hơn là cái chết.

–  Hai lời thoại làm rõ tình cảnh trớ trêu, bi kịch của  hồnTrương Ba trong sự tự ý thức của nhân vật, góp phần tô đậm chủ đề tác phẩm: được sống làm người là quý giá nhưng được sống là chính mình, sống trọn vẹn, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn còn quý giá hơn nhiều.

Câu 4: Phương án D.

……………………………………………………

Đề đọc hiểu Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Đề số 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Hồn Trương Ba: (sau một lát) Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!

Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!

Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.

Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!

Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!

(Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục – 2008, tr.149)

Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Thuộc thể loại nào? Giới thiệu vài nét về thể loại đó.

* Gợi ý trả lời

Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

– Tác phẩm được viết theo thể loại kịch.

– Kịch là một trong ba phương thức phản ánh hiện thực bằng hình tượng (trữ tình, tự sự, kịch) và là một trong bốn loại thể cơ bản của văn học (thơ, kí, truyện, kịch).

● Kịch phản ánh cuộc sống bằng việc khám phá, phát hiện những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống thực tại rồi diễn đạt bằng hành động và ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật

Câu 2. Thái độ của Hồn Trương Ba trước vấn đề Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. được thể hiện như thế nào? Nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Hồn Trương Ba.

* Gợi ý trả lời

– Trước vấn đề Tôi muốn được là tôi toàn vẹn., Trương Ba thể hiện thái độ kiên quyết chối từ. Trong lời thoại của Hồn Trương Ba, ta thấy lặp đi lặp lại điệp khúc phủ định lối sống vay mượn thân xác của người khác: không thể, không thể, không thể. Mặt khác, ông còn thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”.

– Thái độ kiên quyết từ chối cảnh sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, sống nhờ thân xác của ngƣời khác cho thấy tâm hồn trong sạch, ngay thẳng, tự trọng của Hồn Trương Ba.

Câu 3: Chủ đề của vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ

* Gợi ý trả lời

Chủ đề của Hồn Trương Ba, da hàng thịt: Quan niệm cao đẹp về cách sống: Hãy sống chân thật với chính mình, phải biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

……………………………………………

Trên đây là một số đề đọc hiểu Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ mà đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà!

Cùng tham khảo các đề đọc hiểu Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về văn bản này trong các kì thi em nhé!

 

 Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bo-de-doc-hieu-hon-truong-ba-da-hang-thit/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp