Tả một lễ hội ở quê em

0
64
Rate this post

Đề bài: Tả một lễ hội ở quê em

bai van ta mot le hoi o que em

Tả một lễ hội ở quê em
 

Bạn đang xem: Tả một lễ hội ở quê em

I. Dàn ý Tả một lễ hội ở quê em (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về lễ hội quê em (Lễ hội đua thuyền))

2. Thân bài

– Thời gian diễn ra lễ hội
– Không khí lễ hội:
+ Đông vui tấp nập
+ Tiếng trống, tiếng hò reo cổ vũ vang vọng.

– Diễn biến lễ hội:
+ Các đội vào vị trí xuất phát
+ Sau tiếng còi của trọng tài, đội viên dùng hết sức để chèo thuyền
+ Đội nào về đích trước thì sẽ giành chiến thắng

– Ý nghĩa của lễ hội:
+ Hoạt động truyền thống của địa phương
+ Hoạt động vui chơi giải trí sau những ngày lao động mệt mỏi
+ Nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng

3. Kết bài

Cảm xúc của em khi tham gia lễ hội

 

II. Bài văn mẫu Tả một lễ hội ở quê em

“Mừng ngày Tết trên khắp quê tôi
Ngàn hoa thơm khoe sắc xinh tươi
Đàn em thơ khoe áo mới
Chạy tung tăng vui pháo hoa.”

Khắp nơi nơi trên mảnh đất hình chữ S thân thương đã rộn ràng vang khúc nhạc đón xuân. Người dân thủ đô năm nay tưng bừng tham gia lễ hội đua thuyền rồng ở Hồ Tây rộng lớn.

Hội đua thuyền diễn ra vào mùng 9 tháng Giêng. Lễ hội là hoạt động bổ ích được tổ chức tạo không khi vui tươi, đồng thời nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Ngay từ sáng sớm, hai mươi bảy đội đua từ các quận huyện của thủ đô đã có mặt để chuẩn bị bước vào cuộc đua. Dường như đêm qua trời mưa phùn nên sáng nay mây mù giăng kín vạn vật. Cách nhau chừng đôi ba chục mét là mọi người đã không thể nhìn thấy nhau, chỉ thấy một màn sương mờ mờ ảo ảo. Nhưng màn sương ấy chẳng cản bước được các đội đua. Một lúc sau, người xem kéo đến càng lúc càng đông. Sương cũng tan dần, bầu trời cũng sáng hơn. Phần lễ bắt đầu bằng những tiết mục ca múa hát chào xuân tưng bừng, rộn rã. Ban tổ chức lần lượt giới thiệu lễ hội và đánh tiếng trống mừng năm mới.

Hồi trống vang lừng kết thúc cũng là lúc phần hội bắt đầu. Mỗi đội khoảng hai chục người mặc đồng phục theo màu sắc bước lên thuyền. Chiếc thuyền được sơn các màu sắc đan xen sặc sỡ, mũi thuyền là đầu rồng và đuôi rồng. Khi tiếng trống vang lên để báo hiệu trận đua bắt đầu, các đội bắt đầu chèo thuyền. Chiếc cờ bảy sắc ở đuôi rồng bắt đầu bay phấp phới. Nhìn từ xa, các chiếc thuyền chẳng khác nào những chú rồng đang đua nhau bay lượn. Các đội đưa mái chèo quẫy làn nước. Mặt nước Hồ Tây tóe nước trắng xóa. Lúc này, ông mặt trời chẳng rõ thức dậy từ bao giờ, vén màn sương trắng ban nãy khỏi thế gian. Nắng xuống, bầu không khí hội đua càng thêm tưng bừng. Ven bờ, người dân và du khách hò reo cổ vũ không ngừng. Trên mặt sông lúc bấy giờ có hai đội đang dẫn đầu: đội xanh Đan Phượng và đội đỏ Tây Hồ. Nhanh như chớp, đội đỏ đã bơi sải tới gần đích. Chừng một phút sau, con rồng đỏ vàng đã chạm dải băng-rôn giữa lòng hồ. Ban giam khảo tít còi và hô lớn vào loa phát thanh tên đội về nhất. Các chú rồng khác cũng lần lượt đua nhau bay về gần bờ. Ai nấy đều mừng vui, phấn khởi.

Đây là lần đầu tiên tôi được tham gia một lễ hội nhộn nhịp và vui tươi như vậy. Một mùa xuân nữa lại sắp về, tôi tin chắc ai ai cũng đang nô nức chờ lễ hội đua thuyền rồng năm nay.

——————-HẾT—————-

Để rèn luyện kĩ năng tả không gian, diễn biến của một lễ hội, sự kiện, bên cạnh bài Tả một lễ hội ở quê em trên đây, các em không nên bỏ qua các bài mẫu đặc sắc khác như: Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em, Tả lại lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Tả lại lễ hội trung thu ở trường em tại Thuthuat.Taimienphi.vn

 

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/ta-mot-le-hoi-o-que-em/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp