Phân tích bức tranh đời sống con người trong tác phẩm Chiều tối

0
98
Rate this post

Đề bài: Phân tích bức tranh đời sống con người trong tác phẩm Chiều tối

phan tich buc tranh doi song con nguoi trong tac pham chieu toi

Bạn đang xem: Phân tích bức tranh đời sống con người trong tác phẩm Chiều tối

 Phân tích bức tranh đời sống con người trong tác phẩm Chiều tối
 

I. Dàn ý  Phân tích bức tranh đời sống con người trong tác phẩm Chiều tối

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa: Chùm “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” có thể coi như những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa của ông cha ta từ xa xưa và của những người bình dân trong thời xã hội phong kiến cũ.

2. Thân bài

– Giới thiệu về ca dao, dân ca
– Giá trị nội dung:
+ Bộc lộ niềm chua xót, đắng cay trước số phận đáng thương
+ Bộc lộ tình cảm, tình yêu thương chung thủy, son sắt
+ Tô đậm vẻ đẹp tâm hồn người lao động
+ Lên án chế độ và xã hội

– Giá trị nghệ thuật:
+ Biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa
+ Hình ảnh gần gũi, giản dị
+ Giọng điệu ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày

3. Kết bài

Cảm nhận về “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa”: Chùm “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” thực sự là một tài sản tinh thần quý giá, không thể đong đếm được, cũng có thể coi đó chính là một phần của nét tinh hoa trong kho tàng ca dao nói riêng và trong văn hóa – văn học Việt Nam nói chung.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích bức tranh đời sống con người trong tác phẩm Chiều tối
 

1. Phân tích bức tranh đời sống con người trong tác phẩm Chiều tối, mẫu số 1:

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đồng thời Người cũng là một thi sĩ rất tài năng trên diễn đàn thi ca Việt. Người để lại cho chúng ta rất nhiều tác phẩm lớn, phải kể đến như Nhật ký trong tù, Bản án chế độ thực dân Pháp, … Trong đó, hoàn cảnh ra đời của Nhật ký trong tù có lẽ là đặc biệt nhất khi nó được viết lên trong những năm tháng Người bị giam cầm ở nhà lao Tưởng Giới Thạch. Và trong một lần chuyển lao từ nhà lao Tĩnh Tây sang Thiên Bảo một buổi chiều tà, Người đã có cảm hứng viết lên bài thơ Chiều tối. Bài thơ chứa đựng bức tranh thiên nhiên buổi chiều đẹp thanh bình cùng với đó là bức tranh đời sống con người nơi thôn dã. Tất cả được hòa quyện thật đẹp đẽ qua ngòi bút của Hồ Chí Minh, đặc biệt là bức tranh về con người.

” Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
Dịch thơ: “Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”.

Bài thơ Chiều tối được mở ra bằng bức tranh thiên nhiên mang phong vị cổ điển vừa đẹp tĩnh lặng, lại êm đềm và thanh bình. Bức tranh thiên nhiên ấy đã diễn tả được tình yêu thiên nhiên vô cùng sâu sắc của Hồ Chí Minh vừa thể hiện một tinh thần, ý chí thép của Người, dù trong gian khổ vẫn luôn có phong thái ung dung, đĩnh đạc của một thi sĩ.

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”

Nhưng người ta thường nói rằng thiên nhiên nếu như không có con người thì thật là buồn tẻ. Vậy nên ở đây, hai câu cuối của bài thơ Chiều tối, Hồ Chí Minh đã vẽ lên cho người đọc một không gian với cuộc sống của con người:

” Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
Dịch thơ: “Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”.

Hai câu thơ là bức tranh về cuộc sống của con người nơi thôn dã. Giữa bức tranh ấy có cô thôn nữ trẻ đang ngồi xay ngô trước hiên nhà cạnh lò than ấm rực đỏ. Đây có lẽ là một hình ảnh vô cùng quen thuộc của một bản làng nơi xóm núi buổi chiều tà khi mà những người phụ nữ đang chuẩn bị cho bữa tối của gia đình.

phan tich buc tranh cuoc song con nguoi trong chieu toi

Những bài Phân tích bức tranh cuộc sống con người trong Chiều tối hay nhất

Nếu như trong hai câu thơ đầu tiên của Chiều tối, người ta thấy hiện ra ở đó là một khung cảnh buổi chiều tà thì ở hai câu sau, thời gian đã dịch chuyển dần sang buổi tối. Kế đó, hình ảnh người thôn nữ hiện lên vừa trẻ trung, vừa sống động. Cô là hiện thân của vẻ đẹp thanh xuân tươi trẻ, vẻ đẹp của lao động và vẻ đẹp của quan điểm mỹ học hiện đại.

” Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc”

Hồ Chí Minh đã gọi người thôn nữ ấy là “sơn thôn thiếu nữ”. Tiếng gọi ấy như một tiếng gọi thân thương vừa trìu mến, thiết tha vừa gợi lên cho người đọc thấy một sức sống thanh xuân tươi trẻ tràn trề. Hơn thế nữa, cô gái ấy đang thực hiện công việc hàng ngày của mình vừa chăm chỉ, cần cù vừa khéo léo. Ánh lên ở đây là vẻ đẹp của con người lao động, vừa khỏe khoắn, vừa bình dị biết bao. Không như thơ văn cổ thường hay miêu tả vẻ đẹp của những tiểu thư danh giá, đài các, sống trong lầu son, vẻ đẹp của cô thôn nữ ở đây lại khác đến vô cùng. Nó không hề yểu điệu, mà vô cùng mạnh mẽ, nhưng cũng không kém phần dịu dàng, nữ tính.

Vẻ đẹp thứ ba trong hình ảnh người thiếu nữ mà Hồ Chì Minh muốn nhắn nhủ đó là vẻ đẹp của quan điểm mỹ học trong thơ ca hiện đại. Nếu trong thơ ca xưa, con người chỉ là sự điểm xuyết, tô điểm, đường viền cho bức tranh thiên nhiên:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.

Thì giờ đây, con người trong thơ ca hiện đại là người làm chủ thiên nhiên, là trung tâm của bức tranh thiên nhiên chứ không còn lẻ loi, cô độc, bé nhỏ trước thiên nhiên nữa.

Bức tranh cô thôn nữ xay ngô là bức tranh cuộc sống lao động bình dị của những người lao động nghèo và nó càng trở nên đáng quý hơn biết bao khi đặt vào trong khung cảnh âm u, lạnh lẽo của núi rừng buổi chiều tà. Một hình ảnh con người giữa bao la là núi rừng gợi lên biết bao ấm áp của tình người, gợi lên cả niềm hạnh phúc khi được sống giữa tự do, được lao động bình dị nữa. Bằng bút pháp chấm phá cổ điển, Hồ Chí Minh chỉ gợi tả hình ảnh một cô thôn nữ xa lạ thế nhưng đó lại là hình ảnh tượng trưng cho hơi ấm của con người giữa nơi rừng núi. Ở nơi sâu thẳm núi non này, gặp một chút tình người thì thấy thật hạnh phúc biết bao nhiêu!

Trong thơ văn xưa, con người và thiên nhiên hiện lên chỉ với sự lạnh lẽo, cô đơn cùng cực:

“Nghìn non bóng chim tắt
Muôn nẻo dấu người không
Thuyền đơn ông tới bến
Một mình câu tuyết sông”

Vậy mới thấy, trong thơ Bác, con người hiện lên chẳng hề buồn tẻ, lạc lõng chút nào mà luôn luôn mạnh mẽ, làm chủ thiên nhiên, vũ trụ.

Kết thúc bài thơ, Hồ Chí Minh đã đặc tả hình ảnh của một bếp lửa hồng:

“Xay hết lò than đã rực hồng”

Công việc của cô thôn nữ kết thúc thì trời cũng sập tối hẳn và bên cạnh cô, ánh lửa hồng le lói của bếp lửa đã bừng lên. Hình ảnh bếp lửa ấy đẩy không gian trong Chiều tối từ tối lại trở lên sáng tươi hơn. Nó cũng là biểu tượng cho vòng quay của thời gian, từ sáng vào tối, từ tối lại sáng trở lại. Đặc sắc nhất ở hai câu thơ này là hình ảnh “ma bao túc – bao túc ma hoàn”- sự lặp lại hành động ấy cũng là sự lặp lại của ánh sáng, của thời gian và không gian. Từng vòng quay đều đều lặng lẽ của chiếc cối xay ngô ấy cũng là vòng quay của thời gian. Và không thể kể đến một chữ thần đã làm bật sáng cả bài thơ Chiều tối – chữ “hồng”. Ở đây, Hồ Chí minh không dùng “rực đỏ”, hay “rực sáng” mà Người sử dụng từ “rực hồng”. “Hồng” – một màu sắc rất nhẹ nhàng, gợi lên sự bình yên, êm dịu. Nhưng chỉ một từ ngữ này thôi mà cả không gian trong thơ sáng bừng lên, xóa hết đi mọi sự mệt mỏi và vất vả. Màu hồng của bếp lửa nhuốm lên không gian xóa đi hết sự vội vã, nặng nề của ba câu thơ đầu. Chỉ một chữ đó thôi là khiến ta thấy thật ấm lòng biết bao nhiêu. Bởi bếp lửa ấy gợi cho ta quê hương, gợi cho ta hình ảnh của gia đình quây quần. Đó cũng là lòng mong mỏi của Bác – người con xa quê, được trở về với quê hương yêu dấu.

Chỉ với hai câu thơ ngắn ngủi, vậy mà người đọc chúng ta đã cảm nhận được biết bao điều. Với thể thơ truyền thống thất ngôn bát cú, cùng với nghệ thuật chấm phá, vẽ mây nảy trăng, Hồ Chí Minh đã vẽ lên bức tranh về cuộc sống của con người nơi thôn dã. Bức tranh ấy vô cùng sống động bởi vẻ đẹp của con người và con người trong đó cũng đã trở thành nhân vật trung tâm của bức tranh thiên nhiên. Con người ở đó không hề buồn tẻ, cô đơn mà vô cùng tươi trẻ, ấm áp. Nó cho thấy quan niệm nhân sinh mỹ học hiện đại của Hồ Chí Minh đồng thời cũng cho thấy được sự vận động khỏe khoắn trong mạch thơ của Người.

——————HẾT bài 1———————

Sau khi phân tích bức tranh đời sống con người trong tác phẩm Chiều tối, các em nên tham khảo dàn ý, văn mẫu phân tích bài thơ Chiều tối để thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của tác giả Hồ Chí Minh. Đọc, tham khảo bài viết, các em sẽ tìm được nguồn tài liệu hữu ích để củng cố và cải thiện kỹ năng viết văn phân tích lớp 10 của mình.
 

2. Phân tích bức tranh đời sống con người trong tác phẩm Chiều tối, mẫu số 2: (Chuẩn)

Chùm “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” có thể coi như những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa của ông cha ta từ xa xưa và của những người bình dân trong thời xã hội phong kiến cũ. Thế hệ người đọc chúng ta ngày nay được lắng nghe những lời ca dao, cảm nhận rất rõ màu sắc dân gian đậm đà bản sắc dân tộc trong từng câu chữ, đồng thời còn thấy được vẻ đẹp tâm hồn của con người lao động. Hãy cùng tìm hiểu về những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của chùm ca dao này.

Ca dao là một bộ phận chiếm một phần khá lớn trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, những câu ca dao được ra đời trong xã hội cũ, diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng và tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ xã hội như lứa đôi, gia đình, quê hương và đất nước, ca dao cũng có sự đa dạng như có ca dao trữ tình, ca dao hài hước. Khác với văn thơ của văn học viết nói chung, các đặc điểm nghệ thuật của ca dao mang những nét riêng biệt. Lời ca dao thường ngắn gọn, đa phần là thể lục bát hoặc lục bát biến thể, đặc biệt ngôn ngữ không có sự văn hoa mỹ lệ mà gần gũi thân thuộc với đời sống hàng ngày. Đi liền với các câu ca dao là những hình ảnh so sánh giản dị, mộc mạc chân chất, mang đậm sắc thái dân gian.

cam nhan ve buc tranh doi song con nguoi trong chieu toi

Hướng dẫn phân tích bức tranh đời sống con người trong Chiều tối

Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa nằm trong ca dao trữ tình được cất lên từ những số phận, cuộc đời còn nhiều chua xót, đắng cay tuy nhiên vẫn rất chứa chan tình nghĩa của người bình dân Việt Nam. Với chùm ca dao than thân, các tác giả dân gian mang đến cho người đọc người nghe nỗi niềm chua xót, tủi cực và đắng cay muôn phần của số phận những con người trong xã hội cũ. Họ đại diện cho những người thuộc tầng lớp dưới cùng của xã hội, những kiếp người khốn khổ lầm than, chịu sự đè nén, áp bức của một xã hội thối nát, bất công. Họ có thể là người vợ có chồng đi lính, người nông dân cực khổ, người làm thuê ở đợ,… hoặc là người con gái bị coi thường rẻ mạt trong xã hội trọng nam khinh nữ. Mặc dù nỗi đau của từng hoàn cảnh là khác nhau nhưng họ có chung số phận đó là thấp hèn, rẻ rúng, là nạn nhân của tư tưởng lạc hậu, định kiến xã hội và chế độ bất công.

Về chùm ca dao yêu thương tình nghĩa, đây là những tiếng hát bộc lộ nỗi lòng giấu kín nơi có những tình cảm yêu thương đẹp đẽ, chân thành mộc mạc mà chung thủy của con người lao động trong xã hội cũ. Đó là tình yêu đôi lứa trong sáng, tình yêu đơn phương mòn mỏi chờ đợi mong ngóng, là tình nghĩa vợ chồng một lòng son sắt nghĩa tình. Họ đại diện cho những con người sống có tình nghĩa, có yêu thương và trân trọng tình cảm con người. Chùm “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” dù là than thân hay nghĩa tình cũng đều hướng đến tô đậm vẻ đẹp trong tâm hồn người bình dân, đồng thời là tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực núp bóng chế độ phong kiến mà chà đạp lên quyền sống, quyền làm người, quyền được hạnh phúc của con người. Những bài ca dao mang sắc thái dân gian nên về mặt nghệ thuật cũng có những nét khác biệt. Nổi bật phải kể đến việc lặp lại các câu mở đầu bài ca dao như “thân em”, “em như”…, sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa mà đi kèm luôn là những hình ảnh gần gũi ngay trong cuộc sống dân giã như tấm lụa đào, củ ấu gai, gừng, muối, trăng, sao. Kết hợp với giọng điệu ngôn ngữ bình dân, mộc mạc và giản dị mang đến sự gần gũi với người đọc, dễ nghe dễ nhớ và dễ truyền đạt lại cho thế hệ mai sau.

Chùm “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” thực sự là một tài sản tinh thần quý giá, không thể đong đếm được, cũng có thể coi đó chính là một phần của nét tinh hoa trong kho tàng ca dao nói riêng và trong văn hóa – văn học Việt Nam nói chung.

——————HẾT———————

Bài thơ Chiều tối là tác phẩm nổi tiếng của Hồ Chí Minh, bên cạnh bài làm văn Phân tích bức tranh đời sống con người trong tác phẩm Chiều tối, học sinh giáo viên tham khảo các bài làm văn mẫu khác Bình giảng bài thơ Chiều tối, Cảm nhận về bài thơ Chiều tối, Chỉ ra nét cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối, Phân tích bức tranh thiên nhiên và con người trong bài thơ Chiều tối hay cả phần Soạn văn bài Chiều tối.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-buc-tranh-doi-song-con-nguoi-trong-tac-pham-chieu-toi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp