Hóa thân thành cá bống kể lại truyện Tấm Cám

0
70
Rate this post

Đề bài: Em hãy tưởng tượng và hóa thân thành cá bống kể lại truyện Tấm Cám

hoa than thanh ca bong ke lai chuyen tam cam

Hóa thân thành cá bống kể sáng tạo truyện Tấm Cám

Bạn đang xem: Hóa thân thành cá bống kể lại truyện Tấm Cám

I. Dàn ý Hóa thân thành cá bống kể lại truyện Tấm Cám
 

1. Mở bài

Giới thiệu về “tôi”- cá bống
 

2. Thân bài

– Kể lại câu chuyện theo từng sự kiện:
+ Tấm bị Cám lừa trút hết tôm cá
+ “tôi” bị mẹ con Cám hãm hại, giết thịt+ Mẹ con Cám không cho Tấm đi hội, Tấm được Bụt giúp đỡ
+ Tấm thử vừa giày hội và được lên ngôi Hoàng hậu
+ Tấm bị giết hoá thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi
+ Tấm hoá thành quả thị, gặp được bà cụ tốt bụng
+ Tấm gặp lại nhà vua, hạnh phúc, còn mẹ con Cám bị trừng trị đích đáng
 

3. Kết bài

Suy nghĩ của tôi sau những gì đã chứng kiến.
 

II. Bài văn mẫu Hóa thân thành cá bống kể lại truyện Tấm Cám

Tôi là một con cá bống nhỏ bé, nơi tôi sống là một con sông nhỏ chảy ngang qua làng. Tôi hạnh phúc với cuộc sống hiện tại của mình vì được bơi lội kiếm ăn cùng bạn bè. Nhưng nhiều khi cuộc sống có những chuyện bất trắc mà tôi không thể nào lường trước được. Cuộc đời tôi đã chứng kiến bao nhiêu chuyện bi, hài trên đời, nhưng có câu chuyện mà tôi ấn tượng nhất là câu chuyện về cuộc đời của nàng Tấm.

Hôm ấy, như thường lệ, tôi tung tăng đi kiếm mồi, về nhà vì mệt quá nên tôi ngủ quên khuấy đi mất. Không ngờ khi tỉnh dậy, mình đã nằm gọn trong chiếc giỏ của người xúc cá. Tôi cố bấu víu thành giỏ để thoát ra nhưng không được. Còn những chị cá, anh tôm khác nằm trong giỏ bảo tôi đừng cố làm gì nữa, nên chấp nhận số phận của mình thôi. Nhưng sau đó một hồi, tôi không biết vì sao mà mọi người nằm cùng tôi trong giỏ thoát ra được hết, chỉ còn một mình tôi bơ vơ trong sự tối tăm ấy. Tôi im lặng thở dài thì nghe tiếng khóc sướt mướt, tiếng khóc nghe sao bi thương và não nề đến thế, nếu tôi ở ngoài, chắc hẳn tôi sẽ đến an ủi và vỗ về người con gái ấy. Vừa thương, vừa buồn thì tôi bỗng thấy một vầng hào quang sáng hiện lên, có một cụ già râu tóc bạc phơ, mặt rất hiền từ và phúc hậu, trên tay cầm chiếc gậy sáng loáng. Ông cụ nhìn người con gái đang khóc và bảo:

– Con à, vì sao con khóc vậy?

Rồi cô gái vừa khóc, vừa nói trong những tiếng tủi nhục:

– Con là Tấm, con cùng em Cám đi bắt cá tôm, nếu ai được phần hơn sẽ nhận được yếm đào từ mẹ. Con cố gắng để xúc được nhiều cá tôm mà em Cám đã nói dối con, đổ hết thành quả của con sang giỏ mình..hức…hức…hức

Sau khi nghe cô gái nói, tôi mới biết đây là nàng Tấm. Ngày thường, bơi lội trên sông, tôi cũng nghe những người trong làng ra giặt quần áo khen nức nở cô Tấm này. Nghe bảo cô Tấm vất vả lắm từ nhỏ đã mồ côi mẹ rồi, nàng sống với hai mẹ con mụ dì ghẻ độc ác, hành hạ, bắt nạt Tấm suốt ngày. Còn cô Tấm thì tính tình hiền lành, lại chịu thương chịu khó, chăm chỉ. Dù bị bắt nạt nhưng vẫn luôn tin tưởng và yêu thương hai mẹ con Cám, chính vì thế mà sự hiền lành ấy lại dễ bị mẹ con Cám lợi dụng.

Về phần Bụt, khi nghe Tấm kể lể thì thương lắm, Bụt bèn hỏi:

– Con xem trong giỏ con còn gì nữa không?

Tấm mở giỏ ra thì thấy còn tôi trong đó, cô Tấm theo lời bụt dặn đưa tôi về nhà. Nàng thả tôi vào giếng nước trong nhà, lúc ấy tôi mừng lắm, tôi đã được trở lại với môi trường sống của chính mình rồi. Không chỉ vậy, Tấm còn chăm sóc tôi rất kỹ, bữa ăn nào nàng cũng dành phần cơm chỗ tôi. Còn tôi thì ngày nào cũng mong đến bữa ăn để nghe được giọng nói đầy dịu dàng của nàng:

” Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng
Cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm
Cháo hoa nhà người”

Thế là từ đó, tôi và Tấm bên nhau ngày ngày, Tâm luôn tâm sự với tôi về những chuyện buồn, vui mà nàng đã gặp trong ngày.

Một hôm, tôi nghe tiếng gọi, vừa xuất hiện thì thấy bóng dáng hai con người mặt đầy dữ dằn, đáng sợ. Đoán biết đó là hai mẹ con nhà Cám, tôi định chạy trốn nhưng không kịp nữa rồi, hai con người ác độc đó đã bắt lấy tôi, giết tôi làm thịt. Họ vùi dập xương tôi vào đống tro bếp trong nhà. Linh hồn tôi được bụt cho theo Tấm, nàng Tấm thì khi biết chuyện khóc lóc thảm thiết vì thương tôi. Sau khi nghe Bụt giúp đỡ, nàng tìm thấy xương tôi và đem chôn vào bốn chân giường.

Năm đó, nhà vua trong triều mở một hội lớn để tìm vợ. Ai nấy díu dắt nhau đến thử vận may, mẹ con Cám cũng thế, nhưng lại không hề cho Tấm đi. Để ép Tấm ở nhà, mụ dì ghẻ bắt Cám nhặt hết số thóc, gạo đỏ họ sẵn, khi nào xong mới được đi. Tủi hờn biết bao, tấm vừa làm vừa khóc. Bụt thương tình hiện lên giúp đỡ nàng, vừa hay khi xong, Bụt bảo nàng đào bốn lọ xương nơi chân giường lên để lấy trang phục mà đi dự hội. Lúc ấy, thật bất ngờ, xương tôi biến thành những váy áo lộng lẫy , đôi giày xinh đẹp. Tấm mặc vào người trong như một nàng tiên xinh đẹp tuyệt trần. Tôi mong cầu nàng sẽ được nhà vua chọn làm hoàng hậu, bù đắp cho những vất vả, khốn khó mà nàng phải gánh chịu.

Vì vội vàng đến hội cho kịp giờ nên không mấy trên đường nàng bị đánh rơi mất một chiếc giày. Tưởng là đã mất nhưng các bạn biết không, chiếc giày ấy được nhà vua nhặt được khi trên đường tới. Trong buổi hội đó, nhà vua đã ra lệnh rằng ai thử vừa chiếc giày ấy thì nhà vua sẽ lấy làm vợ. Mọi người tranh nhau thử, ai cũng mong mình vừa chân để được lấy vua, nhưng chẳng ai có thể đeo vừa ngoài bàn chân nàng Tấm. Thế là Tấm được sủng ái vào cung, sống hạnh phúc với vua còn mẹ con kẻ giết tôi về nhà trong lòng đầy căm tức, ghen ghét.

Những tưởng mẹ con Cám kia sẽ từ bỏ, vậy mà chúng vẫn bàn cách để hãm hại Tấm. Ngày giỗ cha, Tấm vượt đường xa trở về, lòng nàng nhớ mẹ thương cha mà khóc. Khi Tấm trèo lên hái cau cúng cha, mụ dì ghẻ ở dưới chặt gốc khiến Tấm ngã xuống mà chết. Đau đớn thay, bàn tay của sự tàn ác và ích kỷ đã giết chết Tấm. Rồi mụ ta đưa con vào cung thay Tấm để làm hoàng hậu, hưởng giàu sang.

Về phần Tấm, khi chết đi, nàng hoá thân thành chim vàng anh để được ở bên bầu bạn với vua. Vậu mà mẹ con Cám vẫn không tha, chúng giết vàng anh đi. Sau đó Tấm hoá thân thành cây xoan đào, khung cửi dệt, vẫn bị Cám hãm hại. Cuối cùng nàng hoá thành quả thị nơi gốc cây mang hương thơm cho đời. Một ngày, có một cụ già đi qua gốc thị, thấy thị thơm, bèn bảo:

” Thị ơi, thị rụng bị bà
Bà để bà ngửi chứ bà không ăn”

Vừa dứt lời thì quả thời rụng xuống, cụ già mang về cất rất kỹ, vuốt vẻ mỗi ngày. Tấm hiểu được tấm lòng của bà, để đền ơn, nàng giúp bà sửa soạn việc nhà cửa, bếp núc mỗi khi bà đi vắng. Sau một thời gian, cúi bà phát hiện ra Tấm, bèn ngỏ lời mong Tấm ở lại với mình, bầu bạn với thân già.

Một hôm, nhà vua đi ngang qua, ghé qua cụ bà uống nước, ăn trầu. Nhận ra đó là trầu cánh phượng mà Tấm từng têm cho mình ăn, nhà vua gặng hỏi và được bà cụ kể chuyện nàng Tấm. Vua và Tấm gặp lại nhau trong niềm hạnh phúc vô bờ. Hai người trở về và sống viên mãn bên nhau. Mẹ con Cám bị nhận cái kết thích đáng của kẻ tàn độc.

Tôi đã cùng Tấm trải qua nhiều chuyện, dõi theo Tấm trong hành trình đấu tranh để giành lại hạnh phúc của nàng, tôi càng khâm phục và hiểu nàng hơn. Một cô gái có trái tim lương thiện, ấm áp, giàu yêu thương, một cô gái mạnh mẽ để chiến thắng cái ác quanh mình, cô gái ấy xứng đáng được hạnh phúc.

Tấm chính là đại diện tiêu biểu cho cái thiện ở đời, tôi mong rằng còn cháu mình mãi sau sẽ nói gương nàng Tấm, sống chân thật, vị tha, ấm áp và lương thiện.

——————-HẾT——————-

Qua bài văn Hóa thân thành cá bống kể lại chuyện Tấm Cám, các em đã hiểu được quá trình đấu tranh giành lại hạnh phúc của cô Tấm, để hiểu sâu sắc hơn bài học, ý nghĩa mà ông cha ta gửi gắm qua câu chuyện cổ tích này, các em có thể tham khảo thêm một số Bài văn hay lớp 10 khác như: Phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám, Phân tích cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của Tấm trong truyện Tấm Cám, Phân tích truyện Tấm Cám, Phân tích mỗi hình thức biến hóa mang một ý nghĩa đặc sắc riêng của truyện Tấm Cám.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/hoa-than-thanh-ca-bong-ke-lai-truyen-tam-cam/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp