Đề bài: Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em
Bạn đang xem: Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em
I. Dàn ý Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em
1. Mở bài
Giới thiệu quê hương em và lễ hội truyền thống của quê hương
2. Thân bài
– Lễ hội đã lâu đời hay chưa?
– Lễ hội được diễn ra từ lúc nào?
– Những người tham dự ra sao?
– Các vòng thi của lễ hội
– Ý nghĩa của lễ hội ở quê hương em
3. Kết bài
Bày tỏ tình cảm của em đối với lễ hội
II. Bài văn mẫu Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em
1. Mẫu số 1: Giới thiệu về lễ hội chọi Trâu
Quê hương em ở thành phố biển Hải Phòng, nơi tổ chức lễ hội chọi trâu mỗi dịp hè.
Vào 9/8 âm lịch hằng năm, người dân khắp nơi lại đổ về biển Đồ Sơn để tham gia lễ hội chọi trâu. Trước khi phần hội diễn ra, người ta tổ chức lễ cầu may, xin các vị thần linh phù hộ độ trì và cảm ơn trời đất về một vụ mùa tốt tươi. Các chú trâu tham gia lễ hội đều được đánh số trên lưng, chủ nào cũng đen bóng, khỏe mạnh và rất hiếu chiến. Từ vòng loại, bán kết tứ kết, các chú trâu đối đầu với nhau theo cặp. Sau hiệu lệnh của trọng tài, người chủ dẫn những chiến binh to khỏe, lẫm liệt bước vào sân. Tiếng còi vang lên, hai chú trâu lao vào nhau, dùng sức mạnh và sự khéo léo để đánh bại đối phương. Sau một hồi quyết chiến, chú trâu khỏe mạnh hơn sẽ giành chiến thắng và tiếp tục bước vào vòng thi với những đối thủ nặng ký khác. Chú trâu chiến thắng tại vòng chung kết sẽ nhận được phần thưởng. Sau đó, người ta sẽ mổ thịt trâu dâng lên thần linh để cảm tạ.
Em rất thích lễ hội chọi trâu vì đó là truyền thống tốt đẹp của quê hương em, thể hiện sự hi vọng về mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
2. Mẫu số 2: Giới thiệu về lễ hội đua thuyền
Cứ mỗi dịp sau tết Nguyên đán, người dân quê em lại náo nức tổ chức lễ hội đua thuyền.
Từ Sáng sớm, người dân đã nô nức ra bờ sông tụ họp, không khí Vô cùng sôi động,. Những người tham gia hội đua được chia thành các đội, mặc những chiếc áo màu sắc khác nhau để phân biệt. Hàng chục chiếc thuyền gỗ được trang trí sặc sỡ nối đuôi nhau xếp dài trên dòng sông, đầu thuyền cắm một lá cờ màu sắc. Sau hiệu lệnh của trọng tài, Những chiếc thuyền phăm phăm lao về phía trước, Ai nấy đều cố bơi chèo thật nhanh, thật đúng nhịp. Người đứng hai bên reo hò, cổ vũ tưng bừng, có người còn trèo lên cả cây để nhìn cho rõ. Đội thắng cuộc sẽ được trao giải thưởng rất lớn và nhận được chiếc cúp vàng danh dự. Lễ hội đua thuyền không chỉ làm tăng tinh thần đoàn kết của mọi người mà còn là sân chơi thú vị thu hút đông đảo thanh niên địa phương tham dự.
Em rất thích lễ hội đua thuyền ở quê hương mình, vì vậy em đều cố gắng dậy thật sớm để có thể xem được trọn vẹn lễ hội truyền thống của quê hương
3. Mẫu số 3: Giới thiệu về lễ hội Trung thu
Trong tất cả các ngày lễ hội của Việt Nam em thích nhất là lễ hội trung thu. Hội diễn ra vào ngày mười lăm tháng tám âm lịch, ngày trăng tròn nhất trong năm. Hội trung thu luôn có mâm quả màu sắc với những chú chó ngộ nghĩnh được cắt tỉa từ quả bưởi, hồng xiêm đỏ mọng, bánh nướng bánh dẻo thơm ngon,… Vào đêm trăng rằm, chúng em cùng nhau ra sân nhà văn hoá, ai nấy đều cầm trên tay một chiếc đèn ông sao hoặc đèn trung thu màu sắc bắt mắt, có cả đèn và nhạc nhấp nháy. Sau màn rước đèn đón trăng, chúng em quây quần bên mâm cỗ, chỉ đợi hiệu lệnh của người lớn là lao vào phá cỗ linh đình. Trung thu không thể thiếu màn văn nghệ của chị Hằng nga xinh đẹp, chú cuội hài hước, ông Địa bụng bự và múa lân điêu luyện. Em vừa ngồi ăn bánh kẹo, vừa xem những tiết mục hát múa vui tươi với các bạn.
Em rất thích lễ hội Trung thu. Mong rằng năm nào em cũng được phá cỗ cùng các bạn và gia đình.
Bên cạnh bài Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 5 khác như: Đoạn văn giới thiệu một trò chơi ở quê hương em, Văn mẫu Giới thiệu lễ hội quê em, Văn mẫu Giới thiệu cuộc thi diều sáo ở lễ hội Đền Hùng,Thuyết minh về một lễ hội truyền thống dân tộc
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp