Dàn ý suy nghĩ về nỗi lòng Tú Xương qua 2 câu thơ: “Muốn mù… bạc tình”

0
74
Rate this post

Dàn ý: Qua 2 câu thơ: “Muốn mù… bạc tình” hãy phân tích và nói lên những suy nghĩ về nỗi lòng Tú Xương

1. Mở bài

– Tú Xương, tên thật là Trần Tế Xương (1870-1907), ông là một trong những nhà thơ trào phúng hàng đầu của nền thơ ca Việt Nam.

Bạn đang xem: Dàn ý suy nghĩ về nỗi lòng Tú Xương qua 2 câu thơ: “Muốn mù… bạc tình”

– Thơ của ông lấy yếu tố trữ tình là gốc, trong đó còn lồng ghép thêm cả yếu tố hiện thực và trào phúng tạo nên một nét rất riêng trong các tác phẩm còn lưu lại.

– Tiêu biểu trong số ấy có thể kể đến là tác phẩm Đau mắt mà hai câu thơ “Muốn mù trời chẳng cho mù nhỉ/Giương mắt trông chi buổi bạc tình!” phần nào cho ta thấy những tâm trạng và nỗi lòng của Tú trong buổi đương thời.

2. Thân bài

– Hoàn cảnh cuộc đời + hoàn cảnh đất nước:

+ Chế độ phong kiến suy tàn, hủ bại, lạc hậu, không chấp nhận đổi mới

+ Thực dân Pháp xâm lược => Xã hội càng thêm nhiễu loạn rối ren, nguy cơ mất nước.

+ Trí thức không còn được trọng dụng, bất lực trước thời cuộc.

– Bài thơ Đau mắt, Tú Xương đau không chỉ đơn thuần là bệnh tật trên thân thể mà còn là nỗi đau trong lòng, xã hội có muôn cảnh bẩn thỉu mà Tú Xương chẳng muốn nhìn. Chúng khiến ông chướng tai gai mắt, nhưng lại chỉ có thể cam chịu, chúng hành hạ khiến ông phải “đau mắt”.

– Trước hoàn cảnh bất lực ấy Tú Xương đã có một mong muốn đó là “Muốn mù”

– Tú Xương muốn mù bởi một lẽ đơn giản, mắt không thấy thì lòng không đau, không khó chịu, đó là cái cách phản kháng thật quyết liệt => khẳng định được nhân cách cao đẹp trong con người Tế Xương, là nỗi bất hòa, là sự phản kháng lại một cách gay gắt xã hội đương thời.

– Những “buổi bạc tình” trong xã hội:

+ Đó là cảnh tình cảm gia đình gắn bó nay dần tan rã, dần dà người ta chẳng còn quan tâm đến nhau nữa, ốm đau cũng mặc đấy.

+ Tiền bạc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, tiền bỗng trở thành vua và con người chính là nô lệ của chúng, người ta dùng tiền mua quan bán tước tựa như cầm tiền đi chợ mua mớ rau, thật dễ dàng!

+ Con người bạc bẽo, sẵn sàng giẫm đạp lên nhau để sống, bao đạo đức luân lý cha ông vẫn gìn giữ bỗng chốc thành hư vô, ai còn quan tâm trong buổi loạn lạc.

+ Trí thức trở thành người bất lực trước thời cuộc, giương mắt nhìn đất nước lụi tàn, kẻ hám danh lợi thì bán nước cầu vinh.

=> Nỗi đau lớn trong lòng người trí thức có nhân cách đẹp như Tế Xương, kèn cựa làm cho cuộc đời Tú Xương, gia đình Tú Xương phải chịu bao nỗi vất vả, cực nhọc, đặc biệt là cuộc đời của Tú suốt mấy mươi năm cứ uất ức như thế.

3. Kết bài

– Qua hai câu thơ ngắn ngủi trong bài thơ Đau mắt của Tế Xương, vẫn một giọng điệu buông lơi, tưởng nói chơi nhưng lại là nỗi lòng thực của Tú Xương

=> Nỗi đau của cả một thời đại, là nỗi đau của cả một bộ phận trí lực phải bó tay bất lực trước thời cuộc, giương mắt nhìn đất nước điêu tàn.

– Mong muốn mù mắt, để không biết, không nhìn thấy nữa là lối thoát duy nhất, là một cách chống đối rất tàn nhẫn với bản thân, nhưng lại hợp lý với nỗi lòng của Tú Xương.

 

Xem bài mẫu: Suy nghĩ về nỗi lòng Tú Xương qua 2 câu thơ: “Muốn mù… bạc tình”

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-suy-nghi-ve-noi-long-tu-xuong-qua-2-cau-tho-muon-mu-bac-tinh/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp