Dàn ý vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ lòng

0
70
Rate this post

I. Dàn ý vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ lòng

1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão.
– Giới thiệu sơ qua về tác phẩm.

2. Thân bài
– Hai câu thơ đầu: Tư thế hiên ngang, khí phách anh hùng của tướng sĩ quân đội nhà Trần.
+ Câu đầu tiên chỉ tư thế hiên ngang, bất khuất của những binh sĩ nhà Trần. Họ cầm ngọn giáo đứng hiên sang với khí thế oai phong.

“Hoành sóc giang sơn thập kỉ thu”

Bạn đang xem: Dàn ý vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ lòng

→ Những tráng sĩ này không quản ngại khó khăn, gian khổ họ vẫn đứng đây để bảo vệ Tổ quốc.
+ Câu thứ 2 đàng đẹp hơn khi họ đang bừng bừng khí thế chống giặc ngoại xâm.

“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”

→ Tam quân sức mạnh như hổ, khí thế hừng hực như trâu đây là một đội quân mạnh khó có kẻ thù nào có thể đánh bại được.
– Hai câu thơ cuối: Quan niệm về công danh và khát khao của tác giả.

“Nam nhi vị liễu công danh trái”

+ Thân làm nam nhi phải có công danh sự nghiệp phải có trách nhiệm bảo vệ đất nước, để lại tiếng thơm muôn đời.

“Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”

+ Gia Cát Lượng được coi nhà một nhân tài kiệt xuất trong sử sách Trung Hoa. Tác giả tự thấy mình thua kém Gia Cát Lượng về công danh, sự nghiệp.
→ Ông cảm thấy hổ thẹn với bản thân với quê hương đất nước. Thẹn của ông là đáng quý.

3. Kết bài
Bài thơ là tấm lòng của phạm Ngũ Lão cũng là tư tưởng của những trẻ của thế hệ xưa.

II. Bài văn mẫu vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ lòng

Thời đại nhà Trần được biết đến là một trong những thời đại hào hùng nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam với chiến công ba lần đánh thắng giặc Mông – Nguyên xâm lược, làm nên hào khí Đông A vang dội một thời. Nhắc tới thời đại huy hoàng này ta không thể không nhắc đến Phạm Ngũ Lão- một danh tướng đã lập nhiều chiến công để bảo vệ non sông nước nhà, không chỉ là một danh tướng tài giỏi, một nhà quân sự lỗi lạc, ông còn là một nhà thơ có tài. ‘Tỏ lòng’ là bài thơ đặc sắc đã khắc họa được vẻ đẹp của nhân vật trữ tình là một người tráng sĩ có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.

Phạm Ngũ Lão vốn là một võ tướng nổi tiếng dưới thời Trần, ông từng được các vua Trần rất trọng dụng không chỉ bởi tài năng mà còn bởi đức độ của ông. Bài thơ ‘Tỏ lòng’ là bài thơ tiêu biểu cho thơ văn mang hào khí Đông A, nó ra đời trong không khí quyết chiến quyết thắng của thời đại nhà Trần khi quân Mông Nguyên xâm lược nước ta. Vì vậy bài thơ mang đậm khí thế hào hùng của người anh hùng thời đại, đồng thời bộc lộ nỗi lòng, khát khao muốn đánh đuổi giặc của chính nhân vật trữ tình.

Mở đầu bài thơ nhân vật trữ tình hiện lên với vẻ đẹp của một vị tướng tài ba hiên ngang , sừng sững hiện lên giữa không gian rộng lớn bao la của sông núi…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu hoàn chỉnh Vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ lòng

——————-HẾT—————–

Chắc hẳn với những gợi ý chi tiết cách xây dựng dàn ý Vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ lòng trên đây đã phần nào hỗ trợ các em học sinh dễ dàng hơn trong việc hoàn thành đề văn này. Em cũng có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 10 khác để bổ sung thêm cho mình những kiến thức về tác phẩm: Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng hay bài văn mẫu Phân tích bài  Tỏ lòng (Thuật hoài); Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài Tỏ lòng; Cảm nhận về hào khí Đông A thời Trần qua bài Tỏ lòng;… 

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-ve-dep-hinh-tuong-nhan-vat-tru-tinh-trong-bai-tho-to-long/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp