Phân tích nghệ thuật của Đời thừa

0
75
Rate this post

Đề bài: Phân tích nghệ thuật của Đời thừa

phan tich nghe thuat cua doi thua

Bài văn mẫu Phân tích nghệ thuật của Đời thừa

Bạn đang xem: Phân tích nghệ thuật của Đời thừa

Bài làm:

Nam Cao (1917-1951) là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1940-1945, là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trong suốt 15 năm cầm bút nhà văn đã để lại một số lượng tác phẩm lớn, mà các nhân vật trong ấy đã trở thành kinh điển trong tâm trí người đọc nhiều thế hệ, không thể phai mờ. Nam Cao đã lên án tố cáo một xã hội vô nhân tính, đã làm biến dạng, méo mó nhân cách của con người, mà người chịu ảnh hưởng nhiều nhất ấy là lớp người nông dân và trí thức tiểu tư sản. Nhân vật Hộ của tác phẩm Đời thừa chính là tiêu biểu cho bi kịch của giới tri thức thời bấy giờ.

Đời thừa được xem là tác phẩm mang tính luận đề và là cái cốt lõi trong tư tưởng văn học của Nam Cao, bởi nó đem vào tất cả những quan niệm về nghệ thuật, về nhân sinh mà tác giả đã từng dõng dạc tuyên bố và tâm đắc như một tuyên ngôn của nền văn học Việt Nam. Ở Đời thừa ta thấy có rất nhiều thứ nghệ thuật đặc sắc và hầu như đây là tác phẩm mà ở đó mang màu sắc và hình dáng của Nam Cao nhiều nhất, bởi nếu xét cho cùng Nam Cao cũng là một trí thức chân chính, vậy thì còn ai có thể hiểu trí thức hơn ông nữa. Chính vì thế nên khi viết Đời thừa Nam Cao không gặp quá nhiều khó khăn để đi sâu vào nhân vật như khi viết về người nông dân, ông viết một cách mạch lạc trôi chảy và dĩ nhiên điều đó đã tạo tiền đề tốt nhất để tác giả đưa vào những thứ nghệ thuật thú vị của riêng ông và cũng là nghệ thuật chung cho toàn bộ cách tác phẩm của ông trong giai đoạn trước cách mạng như Chí Phèo, Sống mòn, Lão Hạc, Một bữa no,…

Về nghệ thuật trong bài trước hết là tính dung dị, đời thường của tác phẩm, tác phẩm không nói đến một cái gì cao xa vĩ đại quá, mà lại đi sâu vào tìm hiểu những thứ tưởng bình thường đến tầm thường, mà cũng chính chúng đã đưa đến bi kịch cho nhân vật. Truyện viết về một chàng trai bình thường, cũng có hoài bão khát khao và niềm say mê văn học lớn lao trong xã hội cũ, nguyên tắc sống của anh chính là tình thương, nhưng vì cuộc sống gia đình quá khốn khó chật vật, cơm áo gạo tiền đè nặng trên đôi vai mà anh đã dần dà từng bước xa rời với lý tưởng cuộc sống ban đầu, để rồi suýt đánh rơi cả nhân cách.

Tuy viết về chủ đề hiện thực và lên án xã hội vô nhân tính đã dồn ép con người nhưng nhân vât Hộ trong tác phẩm lại là một nhân vật mang tính tư tưởng là hiện thân cho chính những tư tưởng của Nam Cao và tác phẩm Đời thừa cũng không phải là một truyện ngắn bình thường như bao câu chuyện khác, mà ở đây nó mang tính luận đề sâu sắc. Trong tác phẩm đã không ít lần nhân vật Hộ tự trách và đưa ra cái quan điểm của mình trong văn chương, hầu hết những quan điểm ấy đều đúng đắn và rất thấm thía. Nam Cao rất chú ý đến con người bên trong của nhân vật và đặc biệt thích miêu tả nội tâm, bởi suy cho cùng cái suy nghĩ bên trong chính là tiền đề cho cái hành động diễn ra bên ngoài. Trong truyện ngắn Đời thừa cũng vậy, có rất nhiều phân đoạn tác giả hầu như chỉ miêu tả nội tâm nhân vật Hộ, những lời độc thoại đầy day đứt thể hiện rõ được con người và nỗi đớn đau của nhân vật tỏng bi kịch của bản thân.

Về giọng điệu, ta dễ dàng nhận thấy giọng điệu chung của toàn tác phẩm là giọng điệu chua chát và buồn bã, kể cả trong những phân đoạn đoạn vui vẻ thì giọng điệu ấy vẫn mang những nỗi niềm riêng, bởi cái vui vẻ cái hạnh phúc ấy cũng chẳng thể nào át được nỗi đắng cay trong lòng của từng nhân vật, đặc biệt là Hộ một nhân vật đang sống trong sự giằng xé của lương tâm.

Và cuối cùng, điều đặc biệt nhất ấy là toàn bộ câu chuyện ta đều thấy hiện lên thật sâu sắc quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh của Nam Cao, truyện của ông mà tiêu biểu là Đời thừa mang giá trị nhân văn sâu sắc, vừa tố cáo xã hội phi nhân tính đã dồn ép con người vào bước đường của sự bi kịch. Nam Cao cũng hướng đến một giải pháp cho bi kịch của nhân vật đấy là thay đổi xã hội, chỉ có xã hội nhân đạo mới có thể khiến trí thức chuyên tâm tạo ra những sản phẩm có ích có giá trị cho xã hội.

Như vậy, thông qua nhân vật Hộ, Nam Cao đã thể hiện những quan điểm nghệ thuật hết sức mới mẻ và mang dấu ấn riêng của một nhà văn, một cây bút già dặn có sự từng trải. Tác phẩm Đời thừa là tư tưởng của Nam Cao, một nhà trí thức chân chính về hiện thực cuộc sống, về những số phận con người cùng khổ mà nguồn cơn là do xã hội vô nhân tính, thể hiện được cái tầm vóc lớn của một nhà văn có tấm lòng cao cả và nhân đạo sâu sắc.

Xem thêm các bài văn mẫu phân tích, soạn bài tác phẩm Đời thừa trên Taimienphi.vn

Đời thừa là tác phẩm nổi bật trong ngữ văn lớp 11, ngoài bài làm văn Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Đời thừa, học sinh và giáo viên thường làm các bài văn như Phân tích tác phẩm Đời thừa, Phân tích nghệ thuật của Đời thừa, Cảm nhận tác phẩm Đời thừa, Phân tích nhân vật Từ trong truyện ngắn Đời thừa hay cả phần Soạn bài Đời thừa

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-nghe-thuat-cua-doi-thua/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp