Bình giảng bài thơ Điểu minh giản của Vương Duy

0
62
Rate this post

Đề bài: Bình giảng bài thơ Điểu minh giản của Vương Duy

binh giang bai tho dieu minh gian cua vuong duy

 

Bạn đang xem: Bình giảng bài thơ Điểu minh giản của Vương Duy

Phần 1: Dàn ý Bình giảng bài thơ Điểu minh giản của Vương Duy 

Xem chi tiết Dàn ý Bình giảng bài thơ Điểu minh giản của Vương Duy tại đây
 

Phần 2: Bài văn mẫu Bình giảng bài thơ Điểu minh giản của Vương Duy

Bài làm:

Thơ Đường là thành tựu tiêu biểu của nền văn học Trung Hoa cổ, đồng thời là nhân chứng văn hóa cho một nền thơ ca lỗi lạc. Trong suốt chiều dài gây dựng, phát triển và phục dựng, thơ Đường có nhiều thay đổi, mang đến ảnh hưởng không nhỏ tới phong cách thơ ca của các nước láng giềng. Trong số những tác giả nổi bật đương thời, cái tên Vương Duy nổi lên với một hồn thơ tinh giản, an nhàn, luôn hòa nhập với thiên nhiên, đất trời để bày tỏ lòng mình. Bài thơ “Điểu minh giản” – Khe chim kêu được coi là một sáng tác làm nên tên tuổi cho nhà thơ, trong đó, sự yên bình và thanh thản trong văn phong đã được nhà thơ bộc lộ chân thực, rõ nét.

Sớm đỗ đạt và làm quan trong triều đình, chàng thanh niên Vương Duy tuổi còn trẻ mà đã nắm chức trong triều đình. Có lẽ vì thế, trong một khoảng thời gian dài, ông chọn lối sống ẩn sĩ có phần khổ hạnh, thờ Phật, hướng đạo với niềm tin mãnh liệt, quyết không để bản thân lầm lỗi giữa chốn cung đình thị phi. Từ đây, lối viết thơ của Vương Duy mang màu sắc thanh đạm, yên bình, luôn cởi mở với thiên nhiên. “Điểu minh giản” là bài thơ nổi bật cho phong cách thơ này, thể hiện một bức họa sinh động, mối liên kết, hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.

Bức tranh thiên nhiên được gợi mở với cảnh thiên nhiên trong trẻo:

Nhân nhàn quế hoa lạc
Dạ tĩnh xuân sơn không

(Người nhàn, hoa quế rụng
Đêm yên tĩnh, non xuân vắng không)

Ngay từ đầu bài thơ, từ “nhàn” đã được nhắc đến với một sự nhẹ nhàng, như thể cái “nhàn” là điều hiển nhiên, một sự đối lập hoàn toàn với quyền cao chức trọng Vương Duy đang nắm giữ. Vì người nhà, tâm người không tính toán, nên người mới nghe được tiếng hoa quế, biết được hoa quế rụng. Một bông hoa quế nhỏ bé chạm đất, chỉ có người tinh tường, tâm hồn không vẩn đục mới cảm nhận được tiếng rơi khẽ khàng ấy. Cảnh và người không có một rào cản, một sự chia cắt nào. Trong không gian “tĩnh”, “vắng”, “không” vào buổi đêm, trên núi vắng với tiết xuân bình lặng, cảnh tưởng có phần cô tịch, quạnh hiu. Nhưng dường như, con người sống trong khung cảnh ấy lại không thấy buồn mà trái lại, rất tình, rất nghệ, được giao hòa với thiên nhiên, được thụ hưởng cái thanh cao và yêu bình hiếm có. Một kiếp người sớm trải đời nơi cung đình lại có thể có thời gian cảm được dòng chảy, hiểu được nhịp đập của thiên nhiên, ấy là cái thú, cái nhàn của tâm hồn.

Hai câu thơ sau, khung cảnh tĩnh lặng không còn mang trạng thái cô liêu mà thay vào đó là sự xuất hiện của những nhân tố thiên nhiên khác:

Nguyệt xuất kinh sơn Điểu
Thời minh Xuân giản trung

(Ánh trăng ló lên làm chim núi giật mình
Thỉnh thoảng hót trong khe núi)

Ánh sáng của vầng trăng đêm xuân thanh cảnh, xen lẫn tiếng chim “giản trung”, tiếng chim giật mình trên núi. Không gian yên tĩnh bị phá vỡ bởi tiếng chim kêu, chim giật mình vì ánh trắng ló sáng trên đỉnh núi. Lấy cái động của âm thanh và ánh sáng để đặc tả cái tĩnh lặng của khung cảnh. Cái tĩnh lặng bao trùm lên vạn vật, nuốt trọn cả ánh sáng của vầng trăng và tiếng kêu va vào vách núi của chim, tất cả tạo nên một bức tranh vừa hùng vĩ, vừa thanh bình. Phải tĩnh đến thế nào mới cảm được những âm thanh ấy, và cũng phải giữa cảnh đất trời núi non cao cả thế nào, ánh sáng của trăng mới soi tỏ làm thức giấc loài chim. Cái hay của câu thơ nằm ở chỗ lấy động tả tĩnh, lấy ánh sáng để tả màn đêm, lấy tiếng chim kêu để làm nổi bật khung cảnh yên bình. Nhưng ở đây, sự yên bình đó không phải cái im lặng rợn người, cô tịch mà người ta thấy ở đó, con người được hòa nhập với thiên nhiên, một cuộc sống không vương bụi trần, giản dị, dân dã.

Lời thơ ngắn gọn, thể thơ ngũ ngôn quen thuộc trong thơ Đường, Vương Duy đã kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố người – cảnh – vật, tạo nên một bức sơn thủy hữu tình vừa mộng mơ, vừa hùng vĩ. Thể thơ điền viên sơn thủy, nêu cao tinh thần ung dung tự tại, không màng danh lại đã được tác giả sử dụng một cách khôn khéo, trong thơ có họa, một bức họa vẽ nên một bài thơ. Có thể nói, đây là bài thơ đã tạo nên Vương Duy, tạo nên tên tuổi và sức ảnh hưởng của thể thơ này trong suốt bề dày văn học thơ Đường.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/binh-giang-bai-tho-dieu-minh-gian-cua-vuong-duy/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp