I. Dàn ý Phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám
1. Mở bài
– Kho tàng văn học dân gian của Việt Nam rất phong phú, các tác phẩm luôn hướng con người ta đến chữ “thiện”trong tâm hồn.
– Tấm Cám là một truyện như thế, nhân vật cô Tấm là điển hình cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
2. Thân bài
Bạn đang xem: Dàn ý phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám
– Trước khi Tấm vào cung, nàng luôn phải chịu sự chèn ép của mẹ con dì ghẻ; có cuộc sống bất hạnh cha mẹ mất sớm thường ngày phải làm việc cực khổ. Thế nhưng, nàng vẫn có những đức tính tốt đẹp.
+ Đi xúc tép, bị Cám lừa hết nhưng vẫn mang một con cá Bống còn sót lại về nuôi, chăm sóc nó tỉ mẩn, coi nó như người thân, nhường cơm cho nó => Tấm là người nhân hậu, yêu thương động vật.
+ Bống bị giết thịt, Tấm khóc vì thường Bống, nhặt xương Bống đem chôn cẩn thận, tiếp tục nhẫn nhịn, thật thà làm việc.
+ Không được cho đi xem hội, bị bắt ở nhà nhặt đậu với gạo, Tấm khóc, Bụt lại hiện ra chỉ cho Tấm chỗ chôn quần áo => Cuộc đời Tấm đã có khởi sắc, đó là sự đền đáp cho những bất hạnh mà bấy lâu Tấm phải chịu.
– Vào cung làm hoàng hậu, được vua hết lòng thương yêu vì vừa đẹp người lại đẹp nết. Tấm dường như đã lột xác thành một con người mới, mạnh mẽ, dám trả thù những kẻ bày trò hãm hại mình
+ Giỗ cha, vẫn về trèo hái cau dù đã là hoàng hậu, rồi bị ngã chết => Lòng hiếu thảo vô cùng, lại thật thà tin lời mụ dì ghẻ.
+ Chết hóa thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị => sống lại. Thể hiện sức sống mãnh liệt trường tồn của một tâm hồn đẹp và quyết tâm trừng phạt kẻ đã hại mình.
+ Giết Cám để trừng phạt => thể hiện quy luật nhân quả, kẻ ác thì phải đền tội người tốt phải được sống hạnh phúc.
3. Kết bài
– Cô Tấm là tổng hòa của những vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, nhân hậu, hiếu thảo, chịu thương chịu khó, nhẫn nhịn.
– Câu chuyện nhằm hướng con người đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống, răn dạy chân lý cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác, hướng con người ta sống với những phẩm chất tốt đẹp, tránh xa thói vị kỷ, ghen ghét đố kỵ và ám hại lẫn nhau trong xã hội.
II. Bài văn mẫu Phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyện cổ tích đã đóng góp một số lượng tác phẩm đồ sộ, có ý nghĩa giáo dục to lớn, hướng con người ta đến tư tưởng hành việc thiện, đấu tranh chống lại cái ác, rèn luyện lối sống tốt đẹp. Cũng như trở thành món ăn tinh thần hấp dẫn của nhiều độc giả thiếu nhi trên khắp cả nước, gắn bó sâu sắc với tuổi thơ của nhiều thế hệ. Trong đó câu chuyện Tấm Cám là một câu chuyện phổ biến, được xếp vào hàng kinh điển, cách xây dựng cốt truyện cùng quá trình chuyển hóa, trưởng thành của nhân vật đã đem đến cho người đọc nhiều xúc cảm, cũng như những bài học nhân văn sâu sắc. Nhân vật cô Tấm là nhân vật trung tâm của tác phẩm, là nhân vật cổ tích được yêu thích trong nhiều thế hệ trở thành hình mẫu lý tưởng, ví von tốt đẹp để chỉ những cô gái xinh đẹp, hiền lành. Mà trong truyện Tấm Cám nhân vật này cũng có khá nhiều khía cạnh tính cách thú vị cần phân tích.
Tấm ngay từ thuở nhỏ đã có cuộc sống khổ cực bất hạnh, mồ côi mẹ ngay từ khi còn bé, ít lâu sau thì bố lại cưới vợ mới. Tuy dì ghẻ ghét Tấm nhưng vì còn bố, nên Tấm cũng đỡ phần này khổ cực. Chỉ không may rằng, không bao lâu sau bố đẻ của Tấm cũng qua đời, khiến cô lâm vào cảnh tứ cố vô thân trong chính căn nhà của mình, ngày ngày phải chịu sự chèn ép của người mẹ kế và cô em gái cùng cha khác mẹ. Dù là con vợ cả thế nhưng Tấm phải làm việc quần quật bất kể ngày đêm, “hết chăn trâu, gánh nước, vớt bèo, thái khoai…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu hoàn chỉnh: Phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp