Dàn ý qua tác phẩm Cố hương, nêu suy nghĩ về câu nói của Lỗ Tấn

0
66
Rate this post

I. Dàn ý thông qua tác phẩm Cố hương hãy nêu ý kiến về câu nói của Lỗ Tấn

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm và trích dẫn câu nói của Lỗ Tấn
+ Tác giả: Lỗ Tấn – một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc
+ Tác phẩm: Truyện ngắn “Cố hương” in trong tập “Gào thét”
+ Câu nói: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”

2. Thân bài

– Giải thích ý nghĩa “con đường”: Con đường ở đây là hướng đi của suy nghĩ, tư tưởng và lối sống mới
– Khát khao về một con đường tư tưởng mới: Đối với hoàn cảnh cuộc sống của con người nơi quê hương Lỗ Tấn, rất cần có con đường mới khai sáng cho họ, dẫn dắt họ ra khỏi những u mê, ấu trĩ và sai lệch, đó là một con đường tư tưởng mới
– Khẳng định lòng tin vào con đường mới: Họ phải tự xây dựng tư duy cho mình tạo thành lối suy nghĩ mới, rồi dần dần để suy nghĩ đó ăn sâu, bám rễ vào trong tâm thức, giống như việc lối đi mòn nhiều rồi cũng thành con đường

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa câu nói của Lỗ Tấn: Hình ảnh con đường trong câu nói của Lỗ Tấn không chỉ khai thông tư tưởng của ông, ông đã tìm ra được hướng đi của mình mà hơn thế còn cho người dân Trung Hoa biết cách tạo ra con đường cách mạng tư tưởng đúng đắn, đưa họ tới một kỉ nguyên mới thoát khỏi lễ giáo phong kiến suy đồi, lạc hậu.
 

Bạn đang xem: Dàn ý qua tác phẩm Cố hương, nêu suy nghĩ về câu nói của Lỗ Tấn

II. Bài văn mẫu thông qua tác phẩm Cố hương hãy nêu ý kiến về câu nói của Lỗ Tấn

Lỗ Tấn – một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc, có tư tưởng tiến bộ và muốn thay đổi bộ mặt xã hội Trung Quốc. Truyện ngắn “Cố hương” in trong tập “Gào thét” tường thuật lại chuyến về thăm quê lần cuối của ông với những rung cảm trước cảnh quê và con người quê. Ẩn trong bức tranh quê hương ấy là thực trạng xã hội phong kiến Trung Quốc đương thời với những bế tắc, lầm than, suy đồi và xuống cấp, cần phải thay đổi. Lỗ Tấn đã hiểu bản chất của xã hội, ông đặt ra vấn đề cần tìm con đường mới cho người nông dân nói riêng và toàn xã hội nói chung bởi: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.

Câu nói của Lỗ Tấn “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi” ngoài mang ý nghĩa thực ám chỉ một con đường để đi lại, thực ra nó mang đậm ý nghĩa biểu tượng, “con đường” ở đây là hướng đi của suy nghĩ, tư tưởng và lối sống mới. Lỗ Tấn không nói về những con đường vốn đã sẵn có, bởi kỳ thực chẳng có con đường nào vốn có, chỉ có tự mình tìm ra con đường mới mà đi thì đó chính là con đường của khai hóa văn minh, mở mang văn hóa. Đối với hoàn cảnh cuộc sống của con người nơi quê hương Lỗ Tấn, rất cần có con đường mới khai sáng cho họ, dẫn dắt họ ra khỏi những u mê, ấu trĩ và sai lệch, đó là một con đường tư tưởng mới.

Khi nghĩ về số phận và tương lai của những đứa trẻ như Thủy Sinh, chúng còn quá ngây thơ, Lỗ Tấn khao khát có một con đường mở ra tương lai tươi sáng hơn,…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu hoàn chỉnh Thông qua tác phẩm Cố hương hãy nêu ý kiến về câu nói của Lỗ Tấn.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-qua-tac-pham-co-huong-neu-suy-nghi-ve-cau-noi-cua-lo-tan/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp