Em hiểu gì nhận định: “Đặc sắc nghệ thuật của truyện là khắc họa được hình tượng Tấm có sự phát triển về tính cách”

0
80
Rate this post

Đề bài: Em hiểu gì nhận định: “Đặc sắc nghệ thuật của truyện là khắc họa được hình tượng Tấm có sự phát triển về tính cách”

em hieu gi nhan dinh dac sac nghe thuat cua truyen la khac hoa duoc hinh tuong tam co su phat trien ve tinh cach

Bài làm:

Bạn đang xem: Em hiểu gì nhận định: “Đặc sắc nghệ thuật của truyện là khắc họa được hình tượng Tấm có sự phát triển về tính cách”

Tấm Cám là câu chuyện cổ tích mà bất cứ ai cũng đều đã từng đọc qua. Câu chuyện là sự đúc rút của những điều chân lý: Cái thiện sẽ luôn chiến thắng cái ác, cái ác chắc chắn sẽ bị trừng phạt, Truyện được xây dựng lên với cốt truyện đặc sắc cùng với yếu tố kì ảo để dựng lên một nhân vật trung tâm gây ấn tượng mạnh với người đọc: Tấm. Tấm chính là hiện thân của cái thiện, cái lành. Xuyên suốt truyện, Tấm đã phát triển từ một cô gái nghèo thụ động đến một vị hoàng hậu biết nắm bắt hạnh phúc của mình. Vậy nên mới có nhận định cho rằng: “Đặc sắc nghệ thuật của truyện là khắc họa được hình tượng Tấm có sự phát triển về tính cách”.

Xã hội xưa là thời kì mà các giai cấp chưa có sự phân định hay mâu thuẫn rạch ròi. Thế nhưng, trong Tấm Cám, sự mâu thuẫn giữa các giai cấp trở lên thật rõ ràng và bắt gặp trong từng chi tiết của câu chuyện. Ngoài ra, câu chuyện còn là sự miêu tả khát vọng của người lao động bình dân mong muốn có được hạnh phúc. Và họ đã viết lên câu chuyện về một nàng Tấm từ hiền lành, dịu dàng, yếu đuối, thụ động trong việc đi tìm hạnh phúc đến khi nàng chủ động nắm bắt hạnh phúc của mình, đứng lên chống lại cái ác, giành giật, giữ gìn hạnh phúc. Chính trong quá trình ấy, Tấm đã có được sự phát triển mạnh mẽ về mặt tính cách. Vậy nên người ta mới nói: “Đặc sắc nghệ thuật của truyện là khắc họa được hình tượng Tấm có sự phát triển về tính cách”.

Qua trình khắc họa hình tượng nàng Tấm với sự phát triển về tính cách có thể chia ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, đó là khi nàng Tấm vẫn còn là một cô gái ngây thơ, trong sáng, nàng luôn bị dộng trong việc nắm bắt hạnh phúc của mình. Đây là hình ảnh ban sơ của đa số những người lao động nghèo trong xã hội. Họ không dám đứng lên bảo vệ, giữ gìn hạnh phúc của mình, họ luôn luôn bị động. Bước sang giai đoạn hai, đó là khi Tấm đã có bước chuyển mình về tính cách. Nàng đã dám đứng lên giành lấy cho mình hạnh phúc, chủ động giữ gìn nó mà không cần tới sự bảo vệ, an ủi của các yếu tố thần kì. Hình tượng Tấm lúc này thật mãnh mẽ, quyết liệt, đầy tự tin. Đây là sự phát triển tính cách vượt bậc trong tính cách Tấm, cũng là đại diện cho người lao động nghèo.

Ở giai đoạn đầu khi xuất hiện, Tấm hiện lên là một người con gái nghèo, trong sáng và vô cùng ngây thơ. Ở nàng, người ta nhận ra nét chân chất, thật thà vốn có của người lao động xưa. Hình tượng nàng Tấm được dựng lên với vẻ đẹp của sự trong sáng, yếu đuối và mong manh. Thế nên, nàng luôn luôn bị bắt nạt. Từ khi cha mất, nàng bị mẹ kế và em kế đày đọa về cả thể xác lẫn tinh thần. Nàng ở trong một gia đình nhưng lại chẳng khác gì thân phận con ở. Nàng phải làm lụng vất vả còn Cám và mẹ Cám lại chẳng phải chịu những vất vả như thế. Có thể nói, Tấm ở đây đại diện cho người lao động nghèo xưa, luôn phải chịu đựng thiệt thòi. Không những thế, nàng còn bị đối xử vô cùng bất công. Nàng bị Cám lừa trút hết cả giỏ tép đầy, lấy mất cái yếm đỏ. Nàng bị bắt mất Bống – người bạn thân thiết của mình. Tất cả những bất công ấy gây ra cho nàng, vậy mà nàng chỉ biết khóc. Hình ảnh Tấm trong giai đoạn này là một con người thật yếu đuối và thụ động. Nàng chẳng biết làm gì để bảo vệ mình, bảo vệ, giữ gìn hạnh phúc của mình. Chính vì vậy, ở giai đoạn này, nàng luôn nhận được sự giúp đỡ của Bụt – yếu tố thần thánh, kì ảo. Có thể nói, xuất hiện trong giai đoạn này, nàng chỉ là một kẻ yếu đuối, cần sự giúp đỡ của các thế lực siêu nhiên, kì ảo mà không phải thể là tự mình đứng lên chống trả, giữ lấy hạnh phúc của mình. Ở nàng có một sự thụ động, tự ti khiến cho kẻ khác luôn có cơ hội để bắt nạt, ức hiếp nàng. Đây cũng là hình ảnh của những người dân lao động lương thiện nghèo khó khác. Họ luôn bị hiếp đáp, bị tước mất hạnh phúc mà không thể phản kháng. Chính thế, nên họ thường tìm tới những yếu tố siêu nhiên để giúp đỡ mình. Đặc sắc ở trong giai đoạn này là đã dựng lên được hình tượng nàng Tấm với lòng cam chịu, sự tự ti, thụ động trong việc giành lấy hạnh phúc cho mình.

Bước sang giai đoạn thứ hai, hình tượng Tấm được nâng lên một bậc. Nàng xuất hiện nhưng chẳng còn là một nàng Tấm cam chịu như trước, nàng đã biết đứng lên giành hạnh phúc cho mình. Đây là bước phát triển tính cách đậm đà và rõ nét nhất ở Tấm.

Khi nàng bước lên ngôi hoàng hậu, tưởng rằng nàng đã được sống trong sung sướng, trong niềm hạnh phúc hân hoan. Thế nhưng không, ghen tức với nàng, mẹ con Cám luôn tìm cách hãm hại. Hết lần này tới lần khác, mẹ con Cám đã giết hại nàng thật tàn độc. Mở đầu sự việc là khi nàng trở về nhà giỗ cha, mẹ con Cám đã bày kế khiến nàng ngã chết. Rồi khi nàng biến thành vàng anh, khung cửi, quả thị thì mẹ con Cám cũng luôn luôn tìm cách vây hãm rồi giết hại nàng. Thế nhưng, bấy nhiêu lần Cám và mẹ ra tay là bấy nhiêu lần Tấm hóa thân đầy biến ảo. Khi thì nàng trở thành con chim, khi lại là khung cửi, khi lại là quả thị thơm, để đến cuối cùng nàng trở về hình dạng con người, trở lại địa vị của mình. Ở giai đoạn này, người ta chẳng còn thấy một nàng Tấm bị ức hiếp lại ngồi khóc rồi chờ đợi ông Bụt tới giải cứu cho mình. Nàng đã tự đứng lên giải cứu cho chính mình. Nàng tự tin giành lấy hạnh phúc của mình dù cho kẻ khác có bao lần cướp nó đi mất. Cũng là nhờ yếu tố kì ảo, nhưng ở đây, Tấm đã vận dụng yếu tố ấy một cách chủ dộng chứ không còn bị động như ở giai đoạn trước nữa. Nàng sẵn sàng mỉa mai, moi móc kẻ thù:

” Kẽo cà kẽo kẹt
Lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”

Chẳng ai có thể nhận ra nổi một nàng Tấm ngày xưa đã từng chịu đựng thụ động, tự ti thì nay đã trở nên sắc sảo, chủ động hơn. Đó là sự khắc họa rõ nét nhất tính cách của Tấm ở giai đoạn này cũng như sự phát triển tính cách của Tấm. Có thể nói rằng, đặc sắc nghệ thuật thành công nhất trong Tấm Cám chính là sự khắc họa rõ nét sự phát triển tính cách Tấm của những người nghệ sĩ dân gian. Từ một cô gái ngây thơ, lương thiện, bị hiếp đáp, nàng đã trở lên mạnh mẽ, quyết liệt bảo vệ lấy hạnh phúc của chính mình.

Khép lại câu chuyện là khi Tấm được trở về cung, sống bên người chống của mình, trở lại là một nàng Tấm dịu hiền như trước còn mẹ con Cám phải chịu sự trừng phạt thích đáng. Thế nhưng, chúng ta chẳng thể quên được những hình ảnh biến ảo, những lần hóa thân của Tấm, bởi đó là sự chống trả mạnh mẽ, sự chủ động giữ gìn và bảo vệ hạnh phúc cho bản thân mình. Đó cũng là thể hiện khát vọng của người lao động nghèo về một cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ và Tấm chính là hình ảnh mà họ gửi gắm. Và Tấm cũng là nơi họ gửi gắm quan niệm của mình về đạo lý cuộc sống: Cái thiện sẽ luôn chiến thắng cái ác.

Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, đan xen yếu tố kì ảo, các tác giả dân gian đã dựng lên một câu chuyện Tấm Cám đặc sắc. Những bước phát triển trong tính cách, tâm lý của Tấm chính là bước phát triển, tâm lý chung của những người lao động nghèo. Đồng thời nó cũng nói lên khát vọng, quan niệm của người xưa về một cuộc sống công bằng, công lý.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/em-hieu-gi-nhan-dinh-dac-sac-nghe-thuat-cua-truyen-la-khac-hoa-duoc-hinh-tuong-tam-co-su-phat-trien-ve-tinh-cach/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp