Câu 1: Mở đầu Bài ca phong cảnh Hương Sơn là câu thơ Bầu trời cảnh Bụt. ANh (chị) hiểu câu này như thế nào? Câu này gợi cảm hứng gì cho bài hát nói? Không khí tâm linh của cảnh Hương Sơn thể hiện ở những câu thơ nào?
Trả lời:
Mở đầu bài thơ:
Bầu trời cảnh Bụt
Bạn đang xem: Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn – Chu Mạnh Trinh
– Soạn văn 11
– Bầu trời: cảnh thật.
– Cảnh Bụt: cảnh nửa thực, nửa ảo.
– Câu thơ ngắn đặc biệt: Như là lời giới thiệu, gợi mở một miền non nước, một không gian rộng lớn với những cảnh sắc thấm đẫm thiền vị, gợi không khí tâm linh. Cảnh vật hiện ra là cảnh tâm linh và là cảnh tôn giáo.
– Cảnh vật trong bài hát nói mang màu sắc tôn giáo (đạo Phật) với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ trang nghiêm nhưng gắn kết với tình yêu cái đẹp thiên nhiên của nhà thơ: “thỏ thẻ rừng mai”, “lững lờ khe Yến”, “lồng bóng nguyệt”, “uốn thang mây”.
=> Sự hòa quyện giữa cảm hứng tôn giáo trang nghiêm và lòng yêu quê hương đất nước là giá trị nhân bản cao đẹp trong tâm hồn thi nhân.
Câu 2: Nhà thơ tả cảm giác của khách vãn cảnh Hương Sơn khi nghe tiếng chuông chùa như sau:
Vắng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.
Hãy nhận xét về cách cảm nhận phong cảnh thiên nhiên của người xưa.
Trả lời:
– Nhà thơ tả cảm giác vãn cảnh Hương Sơn khi nghe tiếng chuông chùa như sau:
Vẳng bên tai một tiếng chày kinh,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.
– Du khách từ cái thế giới đầy biến động ngoài kia vào đây dường như cũng bừng tỉnh ngộ, nghĩa là cũng nhập vào làm một với cảnh Bụt chốn này. Con người đi vào cảnh thảng thốt với tiếng chày kình. Tất cả đều cởi bỏ mọi phiền lụy của trần gian để hòa nhập vào cái không khí linh thiêng nơi chốn Phật này. Tại khoảnh khắc ấy, cả chim, cá và người đều dường như thoát tục. Cái sinh khí Hương Sơn vô hình là thế, vậy mà thi nhân đã thấy nó hiện hữu trong tất cả, hòa tan trong tất cả.
Câu 3: Phân tích nghệ thuật tả cảnh của tác giả, đặc biệt chú ý đến việc tả không gian, màu sắc, âm thanh.
Trả lời:
Bài thơ có giá trị nghệ thuật đặc sắc:
– Tả không gian:
+ Từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể.
+ Không gian nhiều tầng, cao thấp trập trùng.
– Tả âm thanh: Thỏ thẻ (tiếng chim), thoảng (tiếng chày kinh)…
=> Âm thanh làm nổi bật không khí tĩnh lặng, thiêng liêng.
– Tả màu sắc:
+ Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.
+ Trong hang lồng bóng trăng (Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt).
+ Đường lên Hương Sơn gập ghềnh, uốn lượn, có mây phủ như thang mây…
=> Màu sắc vừa lộng lẫy, vừa cách điệu làm nổi bật vẻ mỹ lệ của cảnh vật.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp