Những từ ngữ nào thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải

0
64
Rate this post

Đề bài: Những từ ngữ nào thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải

nhung tu ngu nao the hien su tran trong kinh phuc cua nguyen du voi tu hai

Bài làm:

Bạn đang xem: Những từ ngữ nào thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải

Trong tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, chúng ta không chỉ biết đến hình tượng nhân vật tuyệt thế giai nhân – tài sắc vẹn toàn mà còn có ấn tượng sâu sắc với hình tượng nhân vật anh hùng lí tưởng có những phẩm chất phi thường. Đó chính là hình tượng nhân vật Từ Hải trong đoạn trích “Chí khí anh hùng”, tác giả Nguyễn Du đã xây dựng nên một nhân vật anh hùng hào hiệp, trượng nghĩa, đồng thời bộc lộ rất rõ sự trân trọng, kính phục đối với người anh hùng Từ Hải qua các từ ngữ trong bài thơ.

Đoạn trích “Chí khí anh hùng” nói về việc Thúy Kiều lần thứ hai bị lừa bán vào lầu xanh, đang trong lúc bế tắc hoàn toàn thì sự xuất hiện bất ngờ của Từ Hải đã cứu vớt cuộc đời kiều, đưa Kiều thoát khỏi lầu xanh. Từ Hải và Thúy Kiều gặp nhau cũng giống như một mối nhân duyên trời ban, họ thấu hiểu và cảm động hoàn cảnh, phẩm chất của nhau, chính vì vậy mà giữa họ đã có một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Tuy nhiên hạnh phúc vợ chồng còn đang nồng ấm thì Từ Hải đã “động lòng bốn phương”, chí hướng mưu đồ sự nghiệp lớn đã thôi thúc người anh hùng ra đi một cách dứt khoát. Tác giả Nguyễn Du đã miêu tả Từ Hải từ lời nói đến hành động đều thể hiện sự trân trọng trọng và ngưỡng mộ.

“Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.”

Đầu tiên, Nguyễn Du sử dụng cụm từ “động lòng bốn phương” mang một sức gợi tả và gợi cảm lớn để diễn tả về Từ Hải với chí khí cao cả và khát khao vẫy vùng giữa trời đất. “Bốn phương” ở đây ý chỉ thiên hạ, “động lòng bốn phương” đó là chí hướng của người làm trai hướng về những việc trượng nghĩa, công danh lớn trong thiên hạ, sự nghiệp luôn sôi sục trong huyết quản của Từ Hải. Từ Hải từ biệt vợ khi còn đương mặn nồng đã cho thấy chí hướng cao cả muốn tung hoành giữa trời đất của chàng, chẳng có điều có thể ngăn cản chí hướng và sự nghiệp lớn lao của Từ Hải, chính vì vậy tác giả đã đặt hình ảnh của chàng trong không gian của vũ trụ, trời đất. Nguyễn Du trân trọng chí khí của người anh hùng Từ Hải là vậy, hơn thế còn kính phục trước lí tưởng anh hùng của chàng qua lời nói tiễn biệt với Thúy Kiều:

“Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.”

“Mặt phi thường” mà Nguyễn Du nhắc đến không chỉ là một khía cạnh phi thường trong con người Từ Hải, mà bản chất phi thường của Từ Hải còn bộc lộ trong phẩm chất, tính cách và cuộc đời, sự nghiệp. Nguyễn Du dành cả hai cụm từ “động lòng bốn phương” và “mặt phi thường” đối với Từ Hải, chính nhằm khẳng định Từ Hải là một người anh hùng phi thường, dù ở khía cạnh nào cũng không hề tầm thường, kém cỏi. Có thể thấy, ngoài hai cụm từ trên, cách gọi Từ Hải là đấng “trượng phu” cũng thể hiện rõ thái độ ngưỡng mộ, kính phục của tác giả, ngoài ra cách miêu tả những hành động dứt khoát ra đi của Từ Hải cũng cho thấy Nguyễn Du rất tô đậm vẻ đẹp phi thường trong con người anh hùng này. Với tấm lòng trân trọng và đầy ngợi ca, tác giả Nguyễn Du đã vận dụng hết tài năng, tình cảm của mình vào trong hình tượng nhân vật Từ Hải.

Hình ảnh Từ Hải trong đoạn trích “Chí khí anh hùng” hiện lên với vẻ đẹp của một người anh hùng phi thường, Nguyễn Du đã vẽ bức chân dung của chàng bằng chính cảm hứng ngợi ca và giấc mơ công lí của tác giả. Với thủ pháp miêu tả ước lệ và lí tưởng hóa cùng với hệ thống từ ngữ đại diện cho bậc trượng phu, nhân vật Từ Hải của Nguyễn Trãi vừa nằm trong thi pháp tả người anh hùng truyền thống của văn học trung đại, lại vừa mang những nét riêng, độc đáo và không hề cách biệt đời thường.

 

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/nhung-tu-ngu-nao-the-hien-su-tran-trong-kinh-phuc-cua-nguyen-du-voi-tu-hai/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp