Bình luận câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho

0
58
Rate this post

Đề bài: Bình luận câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho

binh luan cau tuc ngu co lam thi moi co an khong dung ai de dem phan den cho

 

Bạn đang xem: Bình luận câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho

Phần 1: Dàn ý bình luận câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho

Xem chi tiết Dàn ý Bình luận câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho tại đây
 

Phần 2: Bài văn mẫu Bình luận câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho

Bài làm:

Trong cuộc sống luôn có hai kiểu người, một kiểu là cần cù chăm chỉ và đối lập với nó là lười biếng, phụ thuộc. Nếu bạn không chiến thắng được sự lười nhác trong mình sẽ không thể tồn tại trong một xã hội chật vật đầy rẫy khó khăn. Không lao động, không cố gắng sẽ không có đủ kinh tế để nuôi bản thân chứ đừng nghĩ đến việc đi giúp đỡ người khác. Thật vậy, triết lý ấy được thấm nhuần trong câu tục ngữ: “Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”.

Ai trong chúng ta cũng biết để có thể tồn tại trong cái xã hội khắc nghiệt này thì con người luôn phải lao động để kiếm sống, tạo ra của cải vật chất cải thiện cuộc sống của bản thân mình. Không lao động, không làm việc sẽ không kiếm đủ kinh tế để trang trải cuộc sống, mình có sức khỏe, có khả năng lao động nhưng không đi làm,không tự kiếm tiền nuôi bản thân thì còn chờ đợi vào ai nữa? Cuộc sống không giống như mấy câu chuyện cổ tích mà chúng ta thường học đọc, không phải cứ ở hiền là gặp lành, không phải cứ thành tâm cầu nguyện là bụt sẽ hiện ra cứu vớt cuộc đời của mỗi người. Cuộc đời nghiệt ngã khiến chúng ta mỏi mệt, ta lười biếng với chính cuộc đời của mình, mỗi ngày đi làm với hàng đống công việc khiến ta mệt mỏi, ta dễ cáu gắt, nóng giận với mọi người xung quanh. Cuộc sống mỏi mệt lo cho bản thân mình còn chẳng xong thì thử hỏi có ai rảnh rỗi và nhân từ đi lo cho cuộc sống của một kẻ không lao động, lười biếng?

Thưở nhỏ chắc ai trong chúng ta cũng đã được nghe câu chuyện “Há miệng chờ sung”. Chuyện kể về một anh chàng mồ côi cha mẹ nhưng lại không có tinh thần vươn lên, anh ta mặc kệ cuộc đời mình và không chịu học hành, làm lụng gì cả. Hằng ngày anh ta cứ nằm dưới gốc cây sung và chờ cho sung rơi vào mồm thì ăn, thế nhưng chẳng quả nào rụng trúng miệng mình cả, vậy nên anh ta nhờ một người qua đường nhặt hộ quả sung bỏ vào miệng, nhưng đâu có ngờ người qua đường ấy cũng là một kẻ lười biếng, vậy nên hắn lấy hai ngón chân cặp sung bỏ vào miệng anh chàng. Qua câu chuyện ta nhận ra được về quy luật cuộc sống, không lao động ắt sẽ không có cơm ăn, người lười biếng trông đợi miếng ăn từ người khác sẽ nhận một kết cục đau đớn. Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, nếu không lao động bằng sức lực của mình thì đừng trông mong vào người khác. Ai cũng khổ cực để kiếm miếng ăn và họ sẽ không san sẻ cho những kẻ lười biếng không chịu bỏ sức ra nuôi bản thân mình.

Cuộc đời luôn khốn khó và mỏi mệt, trên đời vốn dĩ chẳng có cái gọi là công bằng. Bạn chăm chỉ làm việc nhưng chưa chắc bạn đã thành công, cố gắng cả một đời chưa hẳn đã hoàn thành tâm nguyện. Vậy nhưng chớ thấy khó khăn mà bỏ cuộc, trong cuộc sống ai cũng phải chịu những bất công và đau đớn, đừng vì một chút khó khăn của bản thân mà đã kêu mệt và buông xuôi tất cả. Con người chỉ biết trân trọng khi họ phải bỏ công sức ra để đạt được. Chính bàn tay mình làm nên, chính sức lực của mình tạo ra sẽ khiến bản thân biết trân trọng, sẽ cảm thấy cuộc đời này có ý nghĩa và tươi đẹp biết bao.

Một người thành công là người vượt qua được bản thân mình, vượt lên được sự lười biếng, đánh bại mặt tối trong mình để tự hoàn thiện bản thân. Chúng ta đều được sinh ra, cùng được chào đời nhưng mỗi người trong chúng ta lại sống trong một hoàn cảnh khác nhau. Người may mắn có đầy đủ sức khỏe, được sống trong tình yêu thương nhưng cũng có người bất hạnh bị cướp đi mạng sống ngay từ khi mới chào đời, có người lớn lên quằn quại trong nỗi đau thiếu cha mẹ, họ bị bỏ rơi và phải sống trong sự thiếu thốn và về vật chất lẫn tinh thần. Nhiều người vẫn hay than vãn về cuộc đời, họ cảm thấy mỏi mệt vì cứ phải cố gắng, cứ phải lặp đi lặp lại những tháng ngày mệt mỏi. Có người vì đồng tiền mà đánh mất lương tâm, chỉ vì lười lao động mà sinh ra trộm cắp, họ không muốn bỏ công sức của mình và lại kiếm sống bằng cách cướp của người khác. Nhiều người giả nghèo giả khổ để xin tiền từ những người lương thiện nhằm lấp đầy miệng ăn của mình mà không cần lao động. Nhưng thử hỏi họ sẽ giả nghèo giả khổ được đến bao giờ, rồi khi sự thật phanh phui sẽ chẳng ai từ thiện giúp họ nữa, khi ấy liệu họ có còn tiếp tục sống trong lười biếng nữa không?

Chúng ta vẫn thường nghe triết lý về cuộc đời là sống để cho đi và không cần nhận lại thế nhưng đâu ai có thể cho đi mãi mãi, cuộc sống vốn đã khó khăn lắm rồi và nếu có giúp thì cũng chỉ giúp được những người khó khăn khốn khó mà thôi. Còn những kẻ giả nghèo giả khổ lười biếng kia lấy tư cách gì mà muốn người khác phải san sẻ bữa cơm của họ cho mình? Không tôn trọng thành quả lao động của người khác, lười biếng sẽ bị cả xã hội khinh bỉ, khi sự thật về con người ấy bị phơi bày thì cả xã hội sẽ lên án, bị sự sỉ nhục của người đời, sống một cuộc sống khép nép bị coi thường như thế liệu có đủ để con người kia chịu thức tỉnh?

Câu tục ngữ ẩn chứa bài học cuộc sống đúng đắn, con người nếu không lao động sẽ không thể nuôi sống bản thân mình. Và sống đâu chỉ cho riêng mình, ngoài bản thân ta còn phải chăm sóc cho gia đình và phụ dưỡng cha mẹ. Nếu cứ lười biếng không lo nổi bản thân sẽ không thể làm tròn chữ hiếu, sống trên đời cũng cần phải có trách nhiệm với xã hội mà mình sống, cần tích cực lao động để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, phát triển xã hội.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/binh-luan-cau-tuc-ngu-co-lam-thi-moi-co-an-khong-dung-ai-de-dem-phan-den-cho/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp