Phân tích khổ thơ thứ 4 trong bài Tràng Giang Huy Cận

0
76
Rate this post

Phân tích khổ 4 bài Tràng giang của nhà thơ Huy Cận. Có thể nói khổ cuối bài Tràng Giang là khổ thơ đặc sắc nhất mang nhiều tâm trạng, nỗi buồn của chính thi nhân và nỗi sầu nhân thế. Sau đây là dàn ý phân tích khổ 4 bài Tràng giang cùng các bài văn mẫu phân tích khổ 4 bài Tràng giang ngắn gọn, cảm nhận khổ 4 bài Tràng giang hay và chi tiết sẽ giúp các em học sinh có thêm ý tưởng khi viết bài.

Dàn ý Phân tích khổ 4 bài Tràng giang

1) Mở bài

“Tràng giang” không chỉ là một bài thơ hay của Huy Cận mà còn là một trong những bài thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới 1932- 1945. Bài thơ không chỉ miêu tả phong cảnh quê hương đất nước, thể hiện tình yêu quê hương đất nước mà còn thể hiện nỗi cô đơn, bơ vơ của con người ngay giữa quê hương mình. Và có lẽ khổ thơ cuối cùng khép lại thi phẩm, gieo vào lòng người đọc nhiều ấn tượng.

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

2) Thân bài

a) Bức tranh thiên nhiên

Nhà thơ miêu tả một hoàng hôn tráng lệ với lớp lớp mây trắng chồng xếp lên nhau như những núi bạc, cánh chim nhỉ bé trao nghiêng trong áng chiều và phía dưới là sóng nước Tràng Giang vẫn nhịp nhàng vỗ nhịp.

b) Bức tranh tâm trạng

Hình ảnh vận động hữu hình: “chim nghiêng cánh” để diễn tả một vận động vô hình “bóng chiều sa”. Dường như cánh chim đang trĩu xuống dưới sức nặng của bóng chiều, hoàng hôn mặt trời như sa xuống mặt đất. Nếu như trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, Lí Bạch… thì cánh chim là biểu hiện báo hoàng hôn trong thơ Huy Cận là sự hiện diện vủa cảm giác cô đơn, lạc lõng của cái tôi lãng mạn trước cuộc đời.

Thi nhân phủ định thi liệu cổ điển để khẳng định ý tình thời đại trong hai câu kết:

“Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Hai câu thơ lấy ý từ hai câu thơ của Thôi Hiệu trong “Hoàng Hạc Lâu”:

“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thươngh sử nhân sầu”

(Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)

Thôi Hiệu xưa đứng trên lầu Hoàng Hạc nhìn khói sóng dâng lên nỗi nhớ quá khứ. Miền quê ấy có thể là nơi chôn rau cắt rốn, nơi con người sinh ra lớn lên nhưng cũng có thể hiểu là miền đất nơi con người gắn bó vĩnh viễn sau hoàng hôn của cuộc đời. Nỗi sầu ấy mang đậm màu sắc cổ điển, gợi mở nỗi buồn về sự hư vô của kiếp người.

Còn Huy Cận, đứng ngay trên quê hương mình, dòng sông không có khói mà vẫn dâng lên nỗi nhớ nhà. Nhà ở đây có thể hiểu rộng là nước nhà, chiếu lên hai chữ “lòng quê”, lời thơ Huy Cận bộc lộ kín đáo tình cảm với đất nước, quê hương. Đặt bài thơ trong bối cảnh xã hội bấy giờ, có thể hiểu là nỗi buồn đất nước mất chủ quyền, nỗi buồn của cả một thế hệ mang tầm thời đại mà ta còn bắt gặp trong thơ Chế Lan Viên, văn Nguyễn Tuân…

Từ láy “dợn dợn” đã đồng nhất nhịp điệu của sóng nước vố nhịp điệu của cảm xúc. Nó vừa gợi ra cái dập dềnh của sóng nước vừa gợi cảm giác hoang lạnh trong lòng nhân vật trữ tình. Từ láy “dợn dợn” còn diễn tả một cách chân thực, lãng mạn cảm giác hoang mang của cái tôi không tìm thấy điểm tựa và hướng đi cho cuộc đời mình.

Bức tranh tâm trạng của chủ thể trữ tình mang màu sắc cổ điển khi nhân vật trữ tình cảm thấy cái nhỏ bé, hữu hạn của đời người với cái bao la, vô hạn của không gian. Đó là nét tâm trạng mang màu sắc phương Đông, tiếp nối mạch dòng ngàn đời trong thơ ca cổ điển. Tuy nhiên bài thơ vẫn mang những nét hiện đại, nhà thơ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ, mất mối liên hệ với vũ trụ, mất sự giao cảm với cuộc đời, con người và ngập tràn niềm khao khát đồng cảm để vơi bớt cô đơn. Đó cũng là tâm trạng chung của cái tôi lãng mạn trong thơ mới.

3) Kết bài

Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Phân tích khổ 4 bài Tràng giang – mẫu 1

Ai đó đã từng nhận xét như này về thơ Huy Cận: rằng, thơ ông không phải là rượu đã rót vào chén mà là men được lên, không phải là hoa trên cành, mà là dòng nhựa đương chuyển. Phải chăng muốn nói đến sức sống cũng như sức gợi của sự hàm súc, cô đọng trong cách dùng từ đặt câu của thi nhân. Khổ thơ 4 bài Tràng Giang có thể xem là chuẩn mực cho nhận định ấy.

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc…

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Thế giới thiên nhiên được Huy Cận tạo ra bao giờ cũng là một không gian hùng vĩ rợn ngợp và gợi buồn. Mà như Hoài Thanh đã nói, rằng “tưởng như Huy Cận đã lượm lặt hết những chút buồn rơi rải rác để viết nên những vần thơ âu sầu ảo não như thế”. Vừa bước vào thế giới thơ, ta đã bắt gặp ngay hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ mà thấm màu buồn đã được phác lên làm toàn bộ bức phông nền cho cảnh vật. Lớp lớp, mây cao và núi bạc. Những chất liệu rất quen thuộc trong thơ cổ điển, được Huy Cận sử dụng, nhưng cái mới ở đây chính là cách nhà thơ kết hợp, nhào nặn chúng bằng tư duy thơ hiện đại của mình. Vậy cho nên, Huy Cận tập cổ mà không nệ cổ. Hình ảnh trong câu thơ này gợi cho ta nhớ đến dáng dấp của một câu thơ trong thơ Đỗ Phủ:

“Mặt đất mây đùn cửa ải xa”

Đều là cách diễn đạt gợi nên không gian buổi chiều, buổi hoàng hôn đẹp mà buồn nhưng diễm lệ, mờ ảo. Cũng đồng thời, gợi nên chất hùng vĩ nét khoáng đạt của cảnh vật. Để tiếp tục câu thơ sau, là nghệ thuật đối rất chỉnh của thi nhân:

“Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”

Cánh chim nghiêng như đã đỡ cả buổi hoàng hôn rực rỡ trên đôi cánh nhỏ bé của mình, như đang mang trong nó cả cái lồng lộng hùng vĩ của dáng chiều. Vẫn là sự thủ pháp đối lập quen thuộc trong thơ cổ, cánh chim nhỏ nhoi, đơn độc giữa chân trời của nó và đối lập là hình ảnh thiên nhiên, là bóng chiều rợn ngợp, rộng lớn, mênh mông. Điều đó tạo cảm giác mới mẻ trong cảm nhận cho người đọc. Dấu hai chấm chính là dụng ý nghệ thuật mà Huy Cận đặt vào dòng thơ. Tưởng như không chỉ trong cảm giác, mà cả trong dòng chảy của nghệ thuật đang tiếp diễn trên trang giấy, thì cánh chim đơn côi và cô đơn ấy cũng đang gồng gánh và mang trong nó cả bóng chiều lồng lộng.

Đứng trước không gian rộng lớn ấy, nhân vật trữ tình chảy tràn những xúc cảm bồi hồi về quê hương:

“Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

Từ “dợn dợn” thực sự là điểm mấu chốt để ta thấy bút thơ tài hoa của Huy Cận, vừa gợi được cái cồn cào khắc khoải trong lòng người, vừa cho thấy sự day dứt khôn nguôi trong tâm can, sự khắc khoải, đau đáu của một kẻ đứng trên quê hương mà vẫn cảm thấy thiếu quê hương. Câu thơ cuối, là một chỉ dấu để ta hiểu hơn về cảm giác của nhân vật trữ tình. Rằng dẫu không cần một điểm tựa, điểm gợi đến từ khói trắng của chiều tà, của hoàng hôn thì trong lòng nhân vật trữ tình vẫn dấy lên nỗi niềm tha thiết với quê hương. Đây là cảm giác trống vắng, thiếu thốn bất định của cái tôi thơ Mới thời kì bấy giờ. Nhưng đồng thời cũng đặt ra cho ta một câu hỏi, phải chăng giữa con người và cảnh vật, con người và con người nơi đây không còn sự gắn kết, cho nên tôi mới cảm thấy bơ vơ, cô quạnh và lạc lõng đến vậy. Nó phải chăng là một sự đứt gãy có tính phổ quát và sự gắn kết trong xã hội, cũng đồng thời là sự biến mất của những giá trị truyền thống và thay vào đó là sự chuyển mình của dòng chảy hiện đại.

Khổ 4 cuối là khổ thơ đặc sắc, nắm giữ hồn cốt thơ Huy Cận, và cho ta hay, nỗi buồn sầu ảo não trong thơ ông, còn là nỗi buồn của một hồn thơ luôn tha thiết, vọng ngưỡng về quê hương của mình.

Phân tích khổ 4 bài Tràng giang – mẫu 2

Huy Cận nhà thơ xuất chúng của phong trào thơ mới, thơ của ông mang nhiều tâm trạng, nỗi buồn của chính thi nhân và nỗi sầu nhân thế. Đoạn cuối của bài thơ Tràng giang là một trong số đó.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.

Tác giả sử dụng từ lớp lớp để nói về hình ảnh những đám mây trên bầu trời nhiều đến nỗi tạo thành núi, được ánh nắng chiếu vào như dát màu bạc. Những cánh chim nhỏ, lẻ loi đang chao liệng trên bầu trời rộng lớn, nhìn vào hình ảnh đó tác giả cảm thấy lòng cô đơn trống trải vô cùng. Đó phải chăng là hình ảnh của chính tác giả cô đơn,quanh liêu giữa dòng đời. Huy Cận đã sử dụng biện pháp đối lập thiên nhiên với thiên nhiên đó là hình ảnh cánh chim lẻ loi giữa nền bầu trời bao la, rộng lớn. Hình ảnh “cánh chim” và “bóng chiều” cũng xuất hiện rất nhiều trong thi ca cổ điển.

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Hai câu thơ cuối thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, “dợn dợn” là từ láy chưa từng xuất hiện trước đó, từ láy này kết hợp với “con nước” gợi cho ta sự lên xuống của sóng biển đó cũng là nỗi nhớ đang dâng trào mãng liệt trong chính nhà thơ.

“Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” khói là chất xúc tác quan trọng gợi nhớ đến quê hương, tác giả khẳng định rằng đâu cần những thứ xúc tác, không cần những khung cảnh bóng chiều tà mới nhớ nhà, tình yêu và nỗi nhớ thương quê hương luôn trong sâu thẳm tâm hồn của thi nhân.

Bài thơ Tràng Giang không chỉ thể hiện cảm giác buồn hay nhớ thương quê hương thông thường, mà còn thể hiện được tâm trạng lúc bây giờ đó là nỗi đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, đó cũng là tình cảnh chung của những thi nhân đương thời.

Phân tích khổ 4 bài Tràng giang – mẫu 3

Huy Cận thơ của ông mang nhiều nỗi buồn cảnh vật và thế sự. Nỗi buồn đó về những con người, kiếp người và về quê hương đất nước. Bài thơ Tràng Giang chính là nơi tác giả bài thơ nhiều tình cảm của bản thân với quê hương, đất nước. Đặc biệt trong khổ cuối thể hiện nỗi sầu của thi nhân và nhân thế.

Trong ba khổ đầu, tác giả dùng biện pháp tả cảnh ngụ tình để mô tả những con người nhỏ nhoi, thấp cổ bé họng thì trong khổ cuối, ông đã hòa chung sự cô độc bản thân vào nỗi nhớ quê nhà nhớ quê lên tầng thiên nhiên cao, rộng lớn hơn nhiều: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Một câu thơ tưởng như đơn giản nhưng khiến người đọc choáng ngợp bởi hình ảnh núi mây. Từ láy lớp lớp khiến cho chúng ta có cảm giấc mây như dày, tầng lớp và núi mây có màu bàng bạc, huyền ảo. Huy Cận còn lấy cảm hứng từ trong thơ Đỗ Phủ vào bài thơ.

Các cụm từ đùn và lớp lớp khiến không gian như rộng và cao hơn rất nhiều. Điều này khiến nhân vật trữ tình đã cô độc nay lại còn nhỏ nhoi trước thiên nhiên. Hình ảnh núi mây Huy Cận còn khiến độc giả có sự liên tưởng về nỗi buồn trong lòng Huy Cận xếp chồng lớp lên nhau đó là tâm trạng sầu thảm của chính tác giả.

Giữa không gian thiên nhiên bao la, rộng lớn còn có cánh chim nhỏ bé: Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Thơ Huy Cận cánh chim không thật sự tĩnh lặng mà nó đang đập cánh chao nghiêng trong một không gian thiên nhiên vô tận.

Hai câu thơ cuối Huy Cận cảm thấy cô độc, lẻ loi và nhớ nhà da diết:

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Dợn dợn từ ngữ chỉ có trong thơ của Huy Cận, ông lại sáng tạo ra một từ láy riêng cho mình. Hai thanh nặng như là nỗi buồn của tác giả vào hố sâu tuyệt vọng. Từ dợn dợn tựa như những con sóng dợn buồn trong lòng nhà thơ Huy Cận.

Câu thơ cuối của Tràng giang dựa trên nền thơ của Thôi Hiệu trong Hoàng Hạc lâu: Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. Thôi Hiệu nhìn khói sóng mà nhớ quê còn Huy Cận lại phát triển thêm ý thơ đó là “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”, đối với ông tình yêu quê hương, đất nước trong lòng ông lúc nào cũng có sẵn mà không cần một thứ xúc tác nào khác.

Trong Tràng Giang khổ thơ cuối đặc biệt với sự u ám và thể hiện nỗi buồn, nỗi nhớ quê hương của chính tác giả. Qua bài thơ tác giả mong muốn cuộc sống này trở nên ý nghĩa và tốt đẹp.

Phân tích khổ 4 bài Tràng giang – mẫu 4

Cô đơn, bế tắc là đặc điểm chung của hầu hết cái tôi thơ Mới. Có lẽ vì thế chăng mà tiếng thơ của Huy Cận cũng âu sầu ảo não đến vậy, song qua khổ thơ cuối bài Tràng Giang, ta còn cảm nhận những nét đẹp khác đến từ tâm hồn sầu mộng không gian của thi nhân. Hãy cùng tham khảo trong bài viết Phân tích khổ 4 bài Tràng Giang của Huy Cận dưới đây nhé.

Ai đó đã từng nhận xét như này về thơ Huy Cận: rằng, thơ ông không phải là rượu đã rót vào chén mà là men được lên, không phải là hoa trên cành, mà là dòng nhựa đương chuyển. Phải chăng muốn nói đến sức sống cũng như sức gợi của sự hàm súc, cô đọng trong cách dùng từ đặt câu của thi nhân. Khổ thơ 4 bài Tràng Giang có thể xem là chuẩn mực cho nhận định ấy.

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc…

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Thế giới thiên nhiên được Huy Cận tạo ra bao giờ cũng là một không gian hùng vĩ rợn ngợp và gợi buồn. Mà như Hoài Thanh đã nói, rằng “tưởng như Huy Cận đã lượm lặt hết những chút buồn rơi rải rác để viết nên những vần thơ âu sầu ảo não như thế”. Vừa bước vào thế giới thơ, ta đã bắt gặp ngay hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ mà thấm màu buồn đã được phác lên làm toàn bộ bức phông nền cho cảnh vật. Lớp lớp, mây cao và núi bạc. Những chất liệu rất quen thuộc trong thơ cổ điển, được Huy Cận sử dụng, nhưng cái mới ở đây chính là cách nhà thơ kết hợp, nhào nặn chúng bằng tư duy thơ hiện đại của mình. Vậy cho nên, Huy Cận tập cổ mà không nệ cổ. Hình ảnh trong câu thơ này gợi cho ta nhớ đến dáng dấp của một câu thơ trong thơ Đỗ Phủ:

“Mặt đất mây đùn cửa ải xa”

Đều là cách diễn đạt gợi nên không gian buổi chiều, buổi hoàng hôn đẹp mà buồn nhưng diễm lệ, mờ ảo. Cũng đồng thời, gợi nên chất hùng vĩ nét khoáng đạt của cảnh vật. Để tiếp tục câu thơ sau,  là nghệ thuật đối rất chỉnh của thi nhân:

“Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”

Cánh chim nghiêng như đã đỡ cả buổi hoàng hôn rực rỡ trên đôi cánh nhỏ bé của mình, như đang mang trong nó cả cái lồng lộng hùng vĩ của dáng chiều. Vẫn là sự thủ pháp đối lập quen thuộc trong thơ cổ, cánh chim nhỏ nhoi, đơn độc giữa chân trời của nó và đối lập là hình ảnh thiên nhiên, là bóng chiều rợn ngợp, rộng lớn, mênh mông. Điều đó tạo cảm giác mới mẻ trong cảm nhận cho người đọc. Dấu hai chấm chính là dụng ý nghệ thuật mà Huy Cận đặt vào dòng thơ. Tưởng như không chỉ trong cảm giác, mà cả trong dòng chảy của nghệ thuật đang tiếp diễn trên trang giấy, thì cánh chim đơn côi và cô đơn ấy cũng đang gồng gánh và mang trong nó cả bóng chiều lồng lộng.

Đứng trước không gian rộng lớn ấy, nhân vật trữ tình chảy tràn những xúc cảm bồi hồi về quê hương:

“Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

Từ “dợn dợn” thực sự là điểm mấu chốt để ta thấy bút thơ tài hoa của Huy Cận, vừa gợi được cái cồn cào khắc khoải trong lòng người, vừa cho thấy sự day dứt khôn nguôi trong tâm can, sự khắc khoải, đau đáu của một kẻ đứng trên quê hương mà vẫn cảm thấy thiếu quê hương. Câu thơ cuối, là một chỉ dấu để ta hiểu hơn về cảm giác của nhân vật trữ tình. Rằng dẫu không cần một điểm tựa, điểm gợi đến từ khói trắng của chiều tà, của hoàng hôn thì trong lòng nhân vật trữ tình vẫn dấy lên nỗi niềm tha thiết với quê hương. Đây là cảm giác trống vắng, thiếu thốn bất định của cái tôi thơ Mới thời kì bấy giờ. Nhưng đồng thời cũng đặt ra cho ta một câu hỏi, phải chăng giữa con người và cảnh vật, con người và con người nơi đây không còn sự gắn kết, cho nên tôi mới cảm thấy bơ vơ, cô quạnh và lạc lõng đến vậy. Nó phải chăng là một sự đứt gãy có tính phổ quát và sự gắn kết trong xã hội, cũng đồng thời là sự biến mất của những giá trị truyền thống và thay vào đó là sự chuyển mình của dòng chảy hiện đại.

Khổ 4 cuối là khổ thơ đặc sắc, nắm giữ hồn cốt thơ Huy Cận, và cho ta hay, nỗi buồn sầu ảo não trong thơ ông, còn là nỗi buồn của một hồn thơ luôn tha thiết, vọng ngưỡng về quê hương của mình.

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-kho-tho-thu-4-trong-bai-trang-giang-huy-can/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp