Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều

0
62
Rate this post

Đề bài: Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều

nghe thuat mieu ta nhan vat trong truyen kieu

Bài làm:

Bạn đang xem: Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều

Nếu như ai đã từng đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, có lẽ đều tâm phục nghệ thuật dẫn truyện tài tình, cách sử dụng ngôn ngữ bác học và bình dân một cách linh hoạt, điêu luyện và đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nhân vật thật độc đáo và gần với đời sống. Nói về nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có ý kiến cho rằng: “Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã rất tài tình trong việc khắc hoạ nhân vật. Nhưng tác giả không chỉ dừng lại ở dáng vẻ bề ngoài, với ông, tả ngoại hình là để giúp cho người đọc hình dung rõ hơn bản chất, tính cách bên trong của nhân vật”.

Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật của mình tập trung ở hai dạng chính theo quan điểm truyền thống là : nhân vật phản diện và nhân vật chính diện. Nếu ở nhân vật chính diện, tác giả thường sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, xây dựng nhân theo lối lí tưởng hoá thì ở nhân vật phản diện, tác giả thường sử dụng bút pháp tả thực để khắc hoạ. Dù miêu tả nhân vật ở khía cạnh nào, thì ngòi bút của ông cũng đạt đến trình độ bậc thầy về ngôn ngữ, bởi nhân vật hiện lên rất sống động và chân thực.

Về nhân vật chính diện, khi miêu tả Thuý Vân, Thuý Kiều tác giả đã sử dụng bút pháp ước lệ, hình ảnh ảnh dụ tượng trưng, thủ pháp tiểu đối để gợi tả vẻ đẹp chung của hai nàng. Hai nàng có dáng vẻ mảnh mai thanh tao như cây mai “Mai cốt cách”, tâm hồn trong trắng, ngây thơ như tuyết “Tuyết tinh thần”. Vẻ đẹp của hai nàng đã đạt đến độ tròn trịa, hoàn mĩ “mười phân vẹn mười”. Nhưng mỗi người lại mang một nét đẹp riêng không giống nhau là “mỗi người một vẻ”. Chân dung Thuý Vân được nhà văn Nguyễn Du miêu tả là một người con gái có vẻ đẹp hài hoà, cân đối :

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”

Hai chữ “trang trọng” nói nên vẻ đẹp cao sang, quý phái khác thường của nàng. Vẻ đẹp trong sáng, quý phái ấy được Nguyễn Du so sánh với những hình tượng đẹp nhất của thiên nhiên như trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết. Nàng có khuôn mặt dầy đặn, tròn trịa như mặt trăng, đôi lông mày sắc nét, miệng cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc, làn da trắng mịn hơn tuyết, mái tóc óng ả hơn mây. Nàng mang một vẻ đẹp trong sáng, phúc hậu, hài hoà khiến thiên nhiên phải “nhường”, “thua”. Qua đó, nhà thơ Nguyễn Du đã khắc hoạ bức chân dung của Thuý Vân gợi lên một tương lai tươi sáng, bình yên, hạnh phúc.

Vẫn với bút pháp ước lệ, tượng trưng tả vẻ đẹp của Thuý Kiều tác giả lại chỉ miêu tả một cách khái quát mà không đi vào chi, khi miêu tiết như Thuý Vân. Nhà thơ chủ yếu đặc tả đôi mắt của nàng. Bởi đôi mắt vốn dĩ được coi là cửa sổ của tâm hồn, qua đôi mắt, những vẻ đẹp về tâm hồn, trí tuệ của Thuý Kiểu được thể hiện một cách đặc biệt.

“Làn thu thuỷ nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Thuý Kiều được miêu tả có đôi mắt long lanh, trong sáng, linh hoạt như nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân khiến vẻ đẹp của nàng khiến thế gian phải “nghiêng nước nghiêng thành”. Vẻ đẹp của nàng khiến thiên phải đố kị, hờn ghen. Với cách tả ấy, Nguyễn Du đã vẽ lên bức chân dung của nàng Kiều đẹp như tranh hoạ, vẻ đẹp sắc sảo, rạng rỡ, đài các, kiêu sa nhưng qua đó cũng dự báo về một kiếp hồng nhan truân chuyên, đầy trắc trở, chông gai.

Khi miêu tả chàng Kim Trọng, tác giả lại dùng những đài từ uyên bác để diễn tả xuất thân quyền quý, sự hào hoa phong nhã của nhân vật :

Nguyên người quanh quất đâu xa

Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh

Nền phú hậu bậc tài danh

Văn chương nết đất thông minh tính trời

Phong tư tài mạo tót vời

Vào trong nho nhã ra vào hào hoa

Còn đối với Từ Hải, bậc anh hùng trượng nghĩa, tác giả đã mượn những hình ảnh “Râu hùm, hàm én, mày ngài/ Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”, để lột tả những đường nét cường tráng, thần thái uy dũng của một trang hảo hán.

Ngược lại đối với những nhân vật phản diện như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà, tác giả lại dùng những ngôn từ rất bình dân những đã lột tả bản chất thủ đoạn, ranh ma của nhân vật. Với Mã Giám Sinh đôi dòng giới thiệu :

“Hỏi tên rằng: “Mã Giám Sinh”

Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần.

Quá niên trạc ngoại tứ tuần

Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”

tác giả đã lột tả bản chất đều giả, một con người có cách cư xử vô học. Mặc dù đã “trạc ngoại tứ tuần” nhưng dung mạo lại “nhẵn nhụi, bảnh bao” cho thấy tính cách trải chuốt, ăn diện quá mức của y. Bản chất của một con buôn cũng được thể hiện rõ qua cách “Cò kè bớt một thêm hai” cho thấy y là một kẻ rất thủ đoạn, xảo trá và kệch cỡm. Với nhân vật Sở Khanh, một kẻ “bạc tình nổi tiếng lầu xanh”, tác giả dựng lên hình ảnh của một kẻ “Hình dung chải chuốt áo khăn dịu dàng” để đi quyến rũ những “cành phù dung”. Khi miêu tả nhân vật Tú Bà, cái hình dáng quá khổ “đẫy đà” qua màu da “nhờn nhợt” đã tố cáo cái nghề buôn bán, kinh doanh trên thân xác của người phụ nữ, khiến người ta mới đọc và hình dung qua một chút thôi cũng đã đủ thấy để ghê tởm. Không những thế mụ còn độc ác, nanh nọc, đanh đá, khi đay nghiến “Phải làm cho biết phép tao” và sấn sổ và đánh Kiều khiến cho người ta phải kinh hãi. Có thể thấy, đối với những nhân vật phản diện, cách sử dụng ngôn từ bình dân tác giả đã khiến nhân vật phải bộc lộ rõ bản chất của mình.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều không chỉ được tác giả khắc hoạ qua việc miêu tả chân dung bên ngoài, mà thành công hơn cả chính là việc miêu tả thế giới nội tâm nhân vật vô cùng phong phú, tinh tế, làm cho nhân vật có đời sống riêng, có sức sống riêng. Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” qua việc miêu tả cảnh ngộ cô đơn buồn tủi đáng thương, nỗi nhớ người thân da diết, tác giả đã khắc hoạ sâu sắc tấm lòng chung thuỷ, hiếu thảo và vị tha của nàng. Qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm, nỗi lòng đau đáu về lương duyên với chàng Kim chẳng khi nào nguôi ngoai :

“Chân trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

Hay khi miêu tả tính cách của Hoạn Thư, tác giả chẳng ngại ngần mà thể hiện rõ thái độ của mình :

Ở ăn thi nết cũng hay

Nói điều ràng buộc thì tay cũng già

Bước từ trang thơ qua đến đời thực, hệ thống nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du còn rất nhiều, nhưng có lẽ chỉ qua vài nét phác hoạ về nhân vật chính diện và nhân vật phản diện bằng ngôn từ điêu luyện, tài năng của Nguyễn Du đã được nhân loại khẳng định là bậc “đại thi hào”. Nhà phê bình Hoài Thanh đã phải rất tâm đắc khi viết nên những lời nhận xét sau “Nguyễn Du đã tái tạo lại một cuộc sống đương thời và sáng tạo ra một thế giới có thật. Trong thế giới ấy có những con người rất sống, rất thật khiến nhiều khi người ta không còn nhớ đó là những con người trong tiểu thuyết”.

Bài thơ Truyện Kiều là tác phẩm nổi bật trong chương trình ngữ văn lớp 9, không chỉ có bài làm làm văn Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều, mà thầy cô và học sinh còn có thể tìm hiểu các bài làm văn mẫu khác như Nguồn gốc và giá trị của truyện Kiều, Vẻ đẹp ngôn từ trong truyện Kiều, Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong truyện Kiều, Phân tích nhân vật Thuý Kiều để làm nổi bật giá trị nhân đạo của Truyện Kiều, hay cả các phần Soạn bài Truyện Kiều cùng rất nhiều kiến thức hữu ích khác.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/nghe-thuat-mieu-ta-nhan-vat-trong-truyen-kieu/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp