Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái nào? Tỉnh hay say rượu? Ý nghĩa cái chết của hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến

0
60
Rate this post

Đề bài: Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái nào? Tỉnh hay say rượu? Ý nghĩa cái chết của hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến

chi pheo giet ba kien trong trang thai nao tinh hay say ruou y nghia cai chet cua hai nhan vat chi pheo va ba kien

2 bài văn mẫu Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái nào? Tỉnh hay say rượu? Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến

Bạn đang xem: Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái nào? Tỉnh hay say rượu? Ý nghĩa cái chết của hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến

 

Bài mẫu số 1: Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái nào? Tỉnh hay say rượu? Ý nghĩa cái chết của hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến

Chí Phèo là nhân vật điển hình xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Chí Phèo ra đời năm 1941. Đây là một người nông dân cùng quẫn vốn lương thiện, hiền lành, tự trọng nhưng đã bị Bá Kiến cho đi tù oan, bị lưu manh hóa, côn đồ hóa. Sau khi gặp thị Nở, được hưởng tình cảm yêu thương. Chí muốn trở lại lương thiện. Tuyệt vọng vì không thể hoàn lương. Chí cầm dao đến nhà kẻ thù, sau khi đã nốc rất nhiều rượu. Vậy Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái say hay tỉnh?

Theo tác giả miêu tả thì Chí đã uống hết hai chai rượu. Cũng theo truyện thì Chí rắp tâm đến nhà thị Nở “để đâm chết cả nhà nó”. Chí có ý định đó vì thị Nở nghe lời bà cô thị, đã cự tuyệt quan hệ với Chí Phèo. Nhưng rồi Chí không đến nhà “người tình bội bạc” mà lại đến thẳng nhà Bá Kiến. Nhà văn đưa ra lời bình: “những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm”. Căn cứ vào những chi tiết đó, ta có thể kết luận Chí Phèo xông đến và đâm chết Bá Kiến trong trạng thái say.

Nhưng phân tích và kết luận như thế chưa đủ. Trước khi hạ thủ kẻ thù, Chí đã nói những lời rất tỉnh táo. Chí nói ba câu rất gọn và rõ. Một câu khẳng định quyết liệt: “Tao muốn làm người lương thiện!”. Một câu hỏi uất ức: “Ai cho tao lương thiện?”. Rồi một câu phủ định đau xót: “Tao không thể là người lương thiện nữa”. Chí Phèo muốn, là nguyện vọng. Nguyện vọng xuất phát từ bản chất, cội nguồn lương thiện của Chí và vẫn dai dẳng tiềm ẩn trong con người anh ta, dẫu từ khi biến chất anh ta lúc nào cũng say, cũng là một thằng “đầu bò”. Chí Phèo hỏi, là trong sâu xa Chí rất rõ nguyên nhân nào và ai đã làm Chí thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Và sự tự phủ định cuối cùng chứng tỏ Chí Phèo hiểu con đường cùng đầy thương cảm, xót xa của bản thân. Sự chuyển đổi cảm xúc ấy diễn ra một cách tự nhiên không gò bó. Cho nên lại không thế nói Chí Phèo giết Bá Kiến vì say rượu. Chỉ có thể nói đó là giây phút lóe tỉnh trong cơn say. Sự lóe lên của ý thức này thật Chí hơn tất cả cơn say triền miên của Chí. Bởi thực chất Chí say vì uất ức, say vì muốn trả thù, say vì cùng quẫn. Và vì tất cả những nguyên cớ rất lương thiện này cho nên Chí mới say. Do vậy, có thể nói, trong say, Chí thực ra là “Chí giả” – một Chí hình nộm – mang tên Chí Phèo. Giết Bá Kiến là cái anh Chí làm canh điền, chỉ có một mong ước hiền lành từng “ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm” cho nên lại có thể nói, mà như thế này mới chính xác – giết Bá Kiến là một Chí Phèo rất tỉnh. Đầy lòng phẫn uất và căm thù không có con đường nào khác để cho đành liều thân với kẻ thù.

Chính nhờ Nam Cao mà Chí Phèo có được sức sống mạnh mẽ đến vậy trong lòng độc giả. Mỗi lần đọc Chí Phèo là mỗi lần cảm nhận khác nhau về cảnh đời, số phận của những con người trong xã hội cũ. Và mỗi lần như vậy, người đọc lại càng thương cảm hơn cho cái dáng vẻ ngất ngưởng, dềnh dàng bước ra từ trang sách của Chí Phèo. Càng thêm căm ghét cái xã hội bất công cũ đã đày đọa, vùi dập con người, biến họ trở thành lưu manh và cắt đứt con đường hoàn lương của họ. Khiến họ, một khi không có cơ may tìm thấy lối ra, mà sự khát khao làm người rực cháy thì chỉ còn một con đường là cùng chết với kẻ thù.

—————— Hết bài 1 ——————–

Bên cạnh việc tìm hiểu bài mẫu Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái nào? Tỉnh hay say rượu? Ý nghĩa cái chết của hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến, để học tốt Ngữ văn lớp 11các em cần tìm hiểu thêm những nội dung khác như Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao qua Chí Phèo hay phần Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao để ôn tập, rèn luyện kiến thức, củng cố kỹ năng viết bài.
 

Bài mẫu số 2: Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái nào? Tỉnh hay say rượu? Ý nghĩa cái chết của hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến

Truyện ngắn Chí Phèo khép lại bằng hai cái chết của hai nhân vật đối địch nhau: bá Kiến và Chí Phèo. Một người bị giết, một người tự sát. Hai cái chết xảy ra cùng một lúc: Chí Phèo văng dao tới chém bá Kiến túi bụi và quay ngang lưỡi dao còn vấy máu kẻ thù vào cố họng mình. Vì sao lại có chuyện lạ như vậy? Giết được kẻ thù, lẽ ra phải sông, nhưng sao Chí Phèo lại tự sát? Điều này chỉ có thể lí giải khi ta nhìn lại toàn bộ cuộc đời nhân vật trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, trong quan hệ khác với các nhân vật khác của truyện.

Nhân vật điển hình xuất sắc của nhà văn Nam Cao là Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên ra đời năm 1941. Chí là một người nông dân vốn lương thiên, hiền lạnh, nhưng từ khi gặp Bá Kiến cuộc đời Chí lại bước snag trang sách mới. Chí bị Bá Kiến cho đi tù oan, bị lưu manh hóa, côn đồ hóa. Sau khi gặp Thị Nở, gặp được tình yêu cua đời mình, được hưởng tình cảm yêu đương. Chí thèm muốn được lương thiện. Tuy nhiên không phải lúc nào “quay đầu cùng là bờ”, không thể hoàn lương Chí tuyệt vọng. Chí cầm dao giết Bá Kiến sau khi đã nốc rất nhều rượu rồi tự sát. Vậy là một kẻ bị giết và một kẻ tự giết. Tuy nhiên người ta vẫn không lí giải được hành động của Chí là say hay tỉnh?

Tại sao ngừi ta lại nói rằng không biết Chí đang say hay tỉnh. Bởi vốn từ trước đến giờ mỗi khi uống rượu là Chí lại chửi, chửi đời, chửi người, nhưng lần này Chí không chửi, Chí đã nói những lời rất tỉnh táo. Hắn khẳng định: “Tao muốn làm người lưng thiện!”. Một câu đầy uất hận: “Ai cho tao lương thiện?” và một câu khiến người ta đau lòng “Tao không thể là người lương thiện nữa”. Chí hiểu, chí biết mình như thế nào, tình yêu đã đánh thức Chí, nhưng nó cũng đã kết thúc cuộc đời của Chí. Bởi vậy ta mới nói quay đầu không phải lúc nào cũng là bờ. Hắn hiểu rõ mình, hắn hiểu rằng không phai vết sẹo nào cũng lành lại được, hắn hiểu rằng những vết mảnh chai trên mặt, dấu vết của tội lỗi, của bao lần rạch mặt, ăn vạ, ức hiếp, gây rối không bao giờ lành đực, khong bao giờ thay đổi được. Chí còn hiểu rõ rằng bản thân mình đang muốn gì, đang cần gì, ai làm cho mình như vậy. Như vậy là Chí rất tỉnh. Vả lại lời văn của Nam Cao cho chúng ta thấy rõ khi Chí Phèo uống thêm chai rượu nữa nhưng “càng uống càng tỉnh ra”. Tỉnh ra, Chí buồn, khóc rưng rức rồi ra đi với con dao ở thắt lưng. Phải nói, theo cách dẫn truyện Nam Cao, Chí Phèo đang tỉnh.

Cái chết của hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến có nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, nó tố cáo xã hội thực dân – phong kiến đã tàn nhẫn đẩy người cố nông như Chí Phèo vào bế tắc, cùng đường không lối thoát. Chí Phèo vốn lương thiện, có nhân cách. Chỉ vì sự ghen hão của tên bá hộ cáo già, anh trai làng vô tội đó đã phải vào tù đến bảy, tám năm. Nhà tù của thực dân đã lưu manh hóa con người lương thiện ấy. Rồi Bá Kiến tiếp tục đẩy sâu Chí Phèo vào vũng bùn tội lỗi, biến anh thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Kết cục là Chí Phèo tự sát sau khi đã đâm chết tên thủ phạm Bá Kiến. Anh chưa tìm được lối thoát, một mặt không thể sống hung hãn, ngập trong rượu và máu như trước được nữa, mặt khác cũng không thể trở lại con đường sống lương thiện. Ý nghĩa khách quan của cái chết Chí Phèo là khi chưa được ánh sáng cách mạng soi rọi thì cuộc đời người nông dân nghèo hèn trong xã hội cũ rất dễ rơi và kết thúc bi thảm.

Và sau khi giết bá Kiến, Chí Phèo đã quay lưỡi dao còn vấy máu kẻ thù vào cồ họng mình đề kết liễu một cuộc đời đầy bi thảm với cái chôt hết sức thảm thương: chết vì xã hội không cho mình được quyền sông làm người. Bi kịch cự tuyệt quyền sông làm người. Bi kịch cự tuyệt quyền làm người dẫn đến cái chết bất đắc kì tử, hơn nứa thế kỉ qua, vẫn không thôi nhức nhối trong lòng người đọc chúng ta.

Bi kịch Chí Phèo vang lên day dứt trong hai câu nói cuối cùng của nhân vật trước khi tự sát đã bộc lộ sâu sắc chủ đề của truyện ngắn: “Tao muốn làm người lương thiện” nhưng “Ai cho tao lương thiện? Tao không thể là người lương thiện nữa”. Đó cũng chính là giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả của tác phẩm.

Trước hết là giá trị hiện thực của truyện. Bi kịch cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo tuy chỉ xảy ra ở giai đoạn cuối truyện ngắn nhưng bi kịch đó cho ta thấy rõ một cuộc đời vô cùng thê thảm, một sô phận cực kì bi đát của người nông dân nghèo bị đẩy vào con đường lưu manh hóa trong xã hội cũ đến mức mất cả nhân tính, nhân hình và nhân dạng. Đó là lí do khiến họ không thể quay về cuộc sống làm người, dù họ muốn sống lương thiện.

Không những thế, bi kịch này còn tố cáo cái xã hội thực dân phong kiến vô cùng độc ác, bất nhân, đã bóp chết từ trong trứng cái ước mơ muôn hoàn lương của con người. Chính cái xã hội này đã đẩy Chí Phèo vào con đường tha hóa rồi lại sập cánh cửa, chặn đứng không cho y quay trở về với cuộc sống của con người. Một xã hội như thê thấy rõ sự đã man, tàn bạo. Tiếng nói phê phán, tố cáo của Nam Cao ở đây cũng thật mạnh mẽ, sâu sắc.

Bên cạnh giá trị hiện thực, truyện Chí Phèo còn có giá trị nhân đạo cao cả. Nam Cao đã có một cái nhìn đầy nhân đạo đối với con người. Đó là cái nhìn cảm thông, thương yêu và trân trọng đối với những nạn nhân của chê” độ cũ. Ông đã phát hiện và nhìn thấy một điều hết sức quý giá và có ý nghĩa của họ: ngay cả những con quỷ dữ như Chí Phèo thì phần nhân tính vẫn chưa mất hết, và khi có điều kiện, nó sẽ được thức tỉnh để trở lại làm người lương thiện. Môi tình Chí Phèo – thị Nở đã được nhà văn xây dựng bằng một ngòi bút chứa chan tình người “mùi cháo hành” đã đẩy lùi “hơi rượu” là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc bắt nguồn từ trái tim nhân đạo của nhà văn.

Chính nhờ Nam Cao mà Chí Phèo có được sức sống mạnh mẽ đến vậy trong lòng độc giả. Mỗi lần đọc Chí Phèo là mỗi lần cảm nhận khác nhau về cảnh đời, số phận của những con người trong xã hội cũ. Và mỗi lần như vậy, người đọc lại càng thương cảm hơn cho cái dáng vẻ ngất ngưởng, dềnh dàng bước ra từ trang sách của Chí Phèo. Càng thêm căm ghét cái xã hội bất công cũ đã đày đọa, vùi dập con người, biến họ trở thành lưu manh và cắt đứt con đường hoàn lương của họ. Khiến họ, một khi không có cơ may tìm thấy lối ra, mà sự khát khao làm người rực cháy thì chỉ còn một con đường là cùng chết với kẻ thù.

—————- Hết —————-

Bên cạnh việc tham khảo 2 bài mẫu phân tích Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái nào? Tỉnh hay say rượu? Ý nghĩa cái chết của hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến, để học tập tốt môn Ngữ văn lớp 11 cũng như chuẩn bị cho các bài kiểm tra, bài thi sắp tới, các em cần tham khảo dàn ý, văn mẫu phân tích các tác phẩm điển hình khác như Nghệ thuật châm biếm đả kích trong vi hành, phân tích bài thơ Hầu trời, Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu, phân tích bài Tràng Giang,…

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/chi-pheo-giet-ba-kien-trong-trang-thai-nao-tinh-hay-say-ruou-y-nghia-cai-chet-cua-hai-nhan-vat-chi-pheo-va-ba-kien/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp