Viết đoạn văn kể về những trò vui trong ngày hội

0
73
Rate this post

viet doan van ke ve nhung tro vui trong ngay hoi

6 bài văn mẫu Viết đoạn văn kể về những trò vui trong ngày hội

 

Bạn đang xem: Viết đoạn văn kể về những trò vui trong ngày hội

 * Hướng dẫn viết bài:

– Tìm hiểu đề bài: Đề bài không yêu cầu kể về một trò chơi cụ thể nào nên các em sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau: Chọi trâu, đua thuyền, kéo co,…. hay bất cứ trò chơi nào mà các em thường thấy trong lễ hội.

– Những nội dung cần đảm bảo trong đoạn văn:
+ Trò chơi ấy là gì? Trò chơi ấy được tổ chức trong lễ hội nào?
+ Thời gian, địa điểm diễn ra trò chơi?
+ Kể về những nét đặc sắc của trò chơi
+ Không khí xung quanh khi trò chơi diễn ra
+ Cảm xúc, tâm trạng của em khi theo dõi
 

1. Viết đoạn văn kể về những trò vui trong ngày hội, mẫu số 1:

Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu:”Dù ai buốn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu”. Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Ông trâu thứ nhất l mang số 87. Ông trâu thứ hai là sô 89. Ông trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai ông trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em. Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.

———————-HẾT—————————-

Kể chuyện là một dạng văn khá đơn giản đối với các em học sinh nhưng để kể lại câu chuyện sao cho đúng trình tự, giúp người đọc dễ hiểu và cuốn hút thì không phải ai cũng làm được. Để rèn luyện thêm kỹ năng viết bài văn kể chuyện của mình, các bạn có thể tham khảo một số bài văn mẫu hay, chọn lọc khác như kể lại trận thi đấu thể thao, kể lại trận đấu ác liệt mà em đã được nghe kể, kể về ngày hội đua thuyền, kể về ngày hội trên quê hương em,…

 

2. Viết đoạn văn kể về những trò vui trong ngày hội, mẫu số 2:

Trong ảnh là một cuộc đua thuyền diễn ra trên sông. Từ sáng, mọi người nô nức ra xem cuộc tranh tài của những chiếc thuyền đua đông như kiến.

Những chiếc thuyền như những con rồng lao vút trên sông. Ngồi trên mỗi chiếc thuyền là mấy chục chàng thanh niên khỏe mạnh đang gò lưng ra chèo nhịp nhàng trong tiếng reo hò, cổ vũ của khán giả. Con sông này giờ đã vang tiếng chèo.Xa xa, một chùm bóng bay sặc sỡ đang lơ lửng trên trời như đang bay lên xem những chàng trai đang dốc sức chèo cho con thuyền về đích.

Bức ảnh này cho thấy đua thuyền là một lễ hội sôi động. mong sao sau này em sẽ được hoà mình vào lễ hội và được tham gia lễ hội này.

 

3. Viết đoạn văn kể về những trò vui trong ngày hội, mẫu số 3:

Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bứng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, ngời thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của n]ời xem laàmnáo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần troa giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.

Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

 

4. Viết đoạn văn kể về những trò vui trong ngày hội, mẫu số 4:

Cứ mỗi mùa xuân đến, làng em lại tổ chức lễ hội mừng xuân, trong hội có rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, nhưng em ấn tượng nhất là trò đánh đu. Trò chơi được tổ chức trong sân của đình làng, những người đi xem hội ai cũng ăn vận đẹp đẽ và lịch sự, trên khuôn mặt mỗi người ai nấy đều mang thần sắc vui tươi, hớn hở. Cột đu được dựng lên từ những cây tre to, chắc khỏe dẻo dai có thể chịu được sức nặng của 3-4 người mà không bị gãy. Có nhiều cách chơi đu, đánh đu đơn hoặc đôi, riêng làng em chọn cách đánh đu đôi nam nữ để thể hiện tinh thần đoàn kết giữa những người trong đội với nhau và tăng sự hứng thú, hấp dẫn. Lần lượt các đội chơi vào đánh đu theo thứ tự đã bốc thăm trước đó, hai người chơi bước lên bàn đu, đối mặt với nhau, sau đó dùng sức của đôi chân để nhún cho đu bay cao, bay thật đẹp mắt, điệu nghệ, trong tiếng trống gõ liên hồi cùng với sự hò reo cổ vũ rộn ràng của người xem. Đội nào làm cho đu bay càng cao, càng gần đỉnh đu, thậm chí nếu khéo léo có thể khiến bàn đu bay qua ngọn đu một vòng thì cơ hội thắng cuộc sẽ rất cao. Trò chơi này yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng của cả hai người chơi, kèm theo đó là yếu tố về sức khỏe và một chút dũng cảm bởi vì đây là một trò chơi khá mạo hiểm, mà không phải ai cũng có đủ can đảm để thử. Trò chơi vốn là một phần không thể thiếu của hội làng mừng xuân, góp phần làm cho không khí tết thêm tưng bừng, rộn rã, dân làng càng thêm yêu thương, gắn bó với quê hương.

 

5. Viết đoạn văn kể về những trò vui trong ngày hội, mẫu số 5:

Ngoài các trò chơi dân gian như nhảy dây, đô vật hay đánh đu,… em còn biết thêm một trò chơi khá vui thường diễn ra trong các lễ hội mùa xuân đó là trò chọi gà. Thường thì gà chọi là những chú gà trống, to cao khỏe mạnh, có hai cặp giò chắc nịch, đầy cơ bắp, với hai cái cựa vừa dài vừa nhọn. Cả người con gà mang một màu đỏ tía, chúng có khá ít lông, những chú gà chiến này được chủ nhân chăm sóc rất kỹ càng để chuẩn bị cho những trận sống mái với gà chiến của đối thủ. Người ta chọn một khu đất trống, sạch sẽ làm sân chọi, người chơi mang gà của mình đến, rồi bốc thăm quyết định lượt thi và đối thủ. Người đến xem có đủ già, trẻ, lớn, bé, quây thành một vòng tròn nhỏ như lớp rào chắn cho sân thi đấu. Bắt đầu trận chọi gà hai bên đem gà chọi của mình ra giữa sân và thả chúng ra, những người xem ra sức cổ vũ, hò hét để kích thích cái máu chọi của hai con gà, chúng bắt đầu lao vào chọi nhau, lúc thì dùng mỏ để mổ đối phương, lúc thì dùng chân đá, đòn nào đòn đấy dứt khoát, mạnh mẽ. Cho đến khi một con gà có dấu hiệu yếu thế, bị bên kia hạ gục thì trọng tài sẽ cho dừng trận đấu và quyết định thắng thua, sau đó cho hai bên mang gà của mình về chăm sóc. Đây là một trò vui khá hấp dẫn và trở thành nét văn hóa đặc sắc trong nhiều lễ hội, tuy nhiên hiện nay cũng có một số tiêu cực từ việc chơi chọi gà, cần phải tích cực khắc phục, tránh làm xấu đi hình ảnh của các lễ hội.

 

6. Viết đoạn văn kể về những trò vui trong ngày hội, mẫu số 6:

Đô vật vốn là một trò vui rất phổ biến trong các lễ hội đầu xuân ở quê tôi. Sân đấu vật thường là những bãi đất rộng, bằng phẳng, có thể là sân đình làng, trên đó người ta trải một tấm bạt lớn có vẽ hai vòng tròn đồng tâm, một to một nhỏ để làm ranh giới thi đấu. Người tham gia đấu vật thường là những người đàn ông trai tráng to lớn, có sức vóc đến từ các làng xã, khác nhau. Vào ngày diễn ra hội thi cả làng đông vui lắm, già trẻ lớn bé, ai cũng gác lại hết công việc dắt nhau ra đình làng xem vật, quây kín cả sân đấu. Các đô vật cởi trần, chỉ mặc mỗi một chiếc quần đùi ngắn, có màu sắc khác nhau để phân biệt. Khi trọng tài ra hiệu bắt đầu trận vật, hai đô vật cơ bắp lực lưỡng lập tức lao vào, ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Trên sân lúc này, hai đô vật không ai nhường ai, người nào người nấy, mắt long sòng sọc, hàm nghiến chặt, mồ hôi đổ như suối, tay nắm lấy thắt lưng đối phương giằng co trên sân. Sau mười lăm phút thi đấu, cuối cùng cũng nghe thấy tiếng còi của trọng tài, một đô vật đã xuất sắc quật ngã đối phương để tiến vào vòng tiếp theo. Người đi xem hét vang trời, không khí rộn ràng với tiếng trống, tiếng vỗ tay, tiếng huýt sáo, ôi, vui thật là vui. Buổi đấu vật còn diễn ra cho tới hết buổi chiều mới kết thúc, trận nào cũng vô cùng gay cấn và hấp dẫn.  Em hy vọng rằng, vào những mùa xuân sau nữa hội thi đấu vật vẫn sẽ tiếp tục được tổ chức, đây vừa là món ăn tinh thần hấp dẫn để chào xuân đồng thời cũng thể hiện được tinh thần thượng võ của dân tộc ta.

——————HẾT—————

Như vậy đã gợi ý cho bạn cách viết đoạn văn kể về những trò vui trong ngày hội chi tiết. Bên cạnh đó, để học tốt chương trình tiếng Việt tiểu học, các em học sinh cần tham khảo những bài văn hay lớp 3 và chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Viết đoạn văn kể về đêm Trung thu cùng với phần Viết đoạn văn kể về ngày hội để có kĩ năng viết văn tốt hơn

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/viet-doan-van-ke-ve-nhung-tro-vui-trong-ngay-hoi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp