Sự biến đổi của đất trời được tác giả cảm nhận và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì

0
69
Rate this post

Đề bài: Sự biến đổi của đất trời được tác giả cảm nhận và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì

su bien doi cua dat troi duoc tac gia cam nhan va goi ta qua nhung hinh anh hien tuong gi

Bài văn mẫu Sự biến đổi của đất trời được tác giả cảm nhận và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì

Bạn đang xem: Sự biến đổi của đất trời được tác giả cảm nhận và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì

Bài mẫu: Sự biến đổi của đất trời được tác giả cảm nhận và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì

Hữu Thỉnh là một nhà thơ có rất nhiều bài thơ hay viết về mùa thu. Một trong những bài đặc sắc của ông viết về đề tài này chính là “Sang thu”, là sự cảm nhận tinh tế của tác giả về vẻ đẹp thiên nhiên của bước chuyển mùa từ hạ sang thu. Khổ thơ thứ nhất đó là sự biến đổi của đất trời trong khoảng thời khắc này.

Nhà thơ chợt nhận ra tín hiệu của chuyển mùa từ ngọn gió se lạnh:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se”

Bắt gặp mùi hương ổi – nếu như các nhà thơ khác nhận ra mùa thu qua tín hiệu như hương cốm: “Sáng mát trong như sáng năm xưa/ Gió thổi mùa thu hương cốm mới” (Đất nước – Nguyễn Đình Thi) thì Hữu Thỉnh lại nhận ra mùa thu bởi mùi hương ổi. Mùi hương ấy lại “phả” trong gió se. Hương thơm như sánh lại, quyện lại, luồn vào trong gió. Chúng ta cảm nhận được ổi đang ở độ chín và sự vận động nhẹ nhàng của gió đưa hương. Từ “bỗng” gợi cảm xúc bất ngờ của ông khi nhận ra sự khác lạ của buổi sớm hôm đó.

Sự biển đổi của đất trời còn được gợi tả qua hình ảnh màn sương buổi ban mai. Khi mùa thu đến, sương sớm mờ mờ ảo ảo xuất hiện trong đường thôn, ngõ sớm. Màn sương ấy đã được tác giả viết qua câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ”. Từ láy “chùng chình” cùng biện pháp nhân hóa gợi lên cảm giác dùng dằng, ngập ngừng của làn sương. Màn sương ấy như một cô gái thiếu nữ đang cố ý đi chậm lại, quấn quýt bên ngõ xóm đường làng. “Ngõ” ở đây vừa là ngõ thực, ngõ quê, vừa là cửa ngõ của thời gian thông qua hai mùa. Câu thơ cuối cùng bộc lộ cảm xúc của nhà thơ “Hình như thu đã về”, cụm từ “hình như” thể hiện cảm giác mơ hồ, mong manh, chưa rõ ràng không biết thu đã về thật chưa? Cảm xúc của tác giả đã đi từ bất ngờ đến nghi ngờ.

Hữu Thỉnh đã có cảm xúc xao xuyến thật đẹp trước những biến chuyển nhẹ nhàng với phút giao mùa của tạo vật khi hạ qua, nhường chỗ cho thu đến.

{C}

Sang thu là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Hữu Thỉnh, bên cạnh bài làm văn Sự biến đổi của đất trời được tác giả cảm nhận và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì, học sinh và giáo viên cũng có thể tham khảo thêm những bài văn mẫu khác như Cảm nhận của em về bức tranh thu trong bài thơ Sang thu, Phân tích đoạn thơ trong bài Sang thu Bỗng nhận ra hương ổi… Vắt nửa mình sang thu, Nét đẹp chuyển thu trong bài thơ Sang thu, Cảm nghĩ về bài thơ Sang thu, Phân tích khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Sang thu hay cả những phần tài liệu Soạn bài Sang thu, soạn Văn lớp 9 hỗ trợ quá trình học tập và làm văn hiệu quả nhất.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/su-bien-doi-cua-dat-troi-duoc-tac-gia-cam-nhan-va-goi-ta-qua-nhung-hinh-anh-hien-tuong-gi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp