Dàn ý cảm nhận về nhân vật ông lái đò và bình luận những ý kiến sau

0
46
Rate this post

Dàn ý: Từ cảm nhận về nhân vật ông lái đò hãy bình luận những ý kiến

1. Mở bài

– Tùy bút Người lái đò sông Đà là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân, được viết nhân một chuyến ngược dòng tìm về Tây Bắc của tác giả.

Bạn đang xem: Dàn ý cảm nhận về nhân vật ông lái đò và bình luận những ý kiến sau

– Có những ý kiến nhận xét về hình tượng ông lái đò rất khác nhau, có người cho rằng”Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa”, nhưng cũng có người lại nhấn mạnh “Ông lái đò là một người lao động bình thường”. Theo tôi, hình tượng ông lái đò trong tác phẩm không nghiêng hẳn về một ý kiến nào cả mà nó là sự tổng hòa tinh tế, vi diệu của cả hai luồng quan điểm ấy.

2. Thân bài

* Định nghĩa về hai ý kiến:

– Với ý kiến “Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa”:

+ Người nghệ sĩ tài hoa là những con người có sự nhạy cảm, có những phát hiện độc đáo mới lạ về một khía cạnh nào đó.

+ Ở hình tượng ông lái đò, cái chất tài hoa nghệ sĩ ấy thể hiện ở sự thuần thục, điêu luyện đến đỉnh cao trong nghề nghiệp, đặc biệt ẩn sâu trong con người ấy là một thế giới tâm hồn phong phú, ưa thử thách, ưa mạo hiểm, thích tìm tòi cái mới của một người nghệ sĩ.

– Về ý kiến “Ông lái đò chỉ là một người lao động bình thường”:

+ Người lao động ở đây chỉ những con người hằng ngày vẫn cố gắng bươn chải, làm lụng mưu sinh, chẳng ai nhớ mặt gọi tên, vẫn hằng ngày cống hiến và xây dựng đất nước.

* Hình tượng ông lái đò trong tư cách là một người lao động bình thường:

– Ông lái đò sinh ra và lớn lên bên bờ sông Đà, ngay từ nhỏ cuộc đời ông đã gắn bó với miền sông nước dữ dội, rồi theo bước cha anh, ông cũng lại buôn ba suốt mấy chục năm trời trong cái nghề chèo đò hung hiểm ấy.

– Những chi tiết miêu tả hình dáng của một người lao động vất vả, dáng dấp phong sương, cơ thể đẫm mùi sông nước, vẻ khắc khổ hiện lên thật rõ nét

– Suy nghĩ giản dị chất pháp, không nhắc gì về công cuộc vượt thác gian khổ.

* Chất nghệ sĩ tài hoa của ông lái đò:

– Bản tính ham chiến đấu, thích khám phá thử sức với những cái mạo hiểm, hơn là cuộc sống êm đềm.

– Tâm hồn trẻ khỏe và sung sức đến lạ, công việc lái đò bỗng trở thành niềm đam mê, niềm vui sống.

– Sông Đà tựa như một bản trường ca dữ dội và hùng vĩ, mà ông lái đò là một người nghệ sĩ chân chính đã dày công nghiên cứu, lật lại biết bao lần đến mức thuộc nằm lòng, thuộc đến “từng dấu chấm câu, dấu chấm than, cả những đoạn xuống dòng”, sự nghiêm túc và tỉ mẩn ấy được Nguyễn Tuân tinh tế ví von rất sắc bén bằng mấy từ “đóng đanh vào lòng”.

– Những cuộc vượt thác băng ghềnh đầy cam go, vất vả càng khẳng định sự tài hoa nghệ sĩ chất chứa trong hình tượng ông lái đò, của một “tay lái ra hoa” đầy ngoạn mục.

3. Kết bài

– Hình tượng ông lái đò trong tác phẩm được Nguyễn Tuân xây dựng với nhiều góc nhìn, tiêu biểu nhất là góc nhìn về một người nghệ sĩ tài hoa và người chiến sĩ can trường, ngoài ra, góc nhìn về hình ảnh một con người lao động giản dị cũng được khai thác, để làm nổi bật và phụ trợ thêm cho cái chất tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò.

Xem bài mẫu: Từ cảm nhận về nhân vật ông lái đò hãy bình luận những ý kiến

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-cam-nhan-ve-nhan-vat-ong-lai-do-va-binh-luan-nhung-y-kien-sau/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp